- Tên bệnh: Bệnh mốc sương, sương mai, cháy lá muộn, dịch muộn.
- Đối tượng gây bệnh: cà chua, cây họ cà, họ đậu, bầu, bí,…
Nguyên nhân:
- Do nấm Phytophthora infestants gây ra.
- Bệnh xuất hiện trong điều kiện độ ẩm không khí cao từ tháng 11-tháng 1, tháng 2 năm sau.
- Thời tiết âm u, sương mù, thiếu ánh sáng và có mưa cũng là một trong các yếu tố khiến cho bệnh sương mai lây lan nhanh chóng trên vườn trồng.
- Nấm tồn tại dưới dạng sợi nấm và lây lan nhờ gió và nước.
Biểu hiện:
- Bệnh xuất hiện trên thân, lá, hoa và quả cây cà chua.
- Trên lá: vết bệnh xuất hiện ở mép lá, những đốm có hình tròn hoặc hình bán nguyệt, màu xanh đậm không đồng đều. Ở mặt dưới lá, vết bệnh có một lớp mốc trắng như sương (phân sinh bào tử). Bệnh nhẹ lá hơi bị cháy, bệnh nặng có thể làm toàn bộ phiến lá bị cháy khô.
- Trên thân, cành: ban đầu vết bệnh có hình bầu dục nhỏ sau đó lan ra dọc thân, cành có màu nâu, hơi lõm và úng nước.
- Trên hoa: vết bệnh xuất hiện ở đài hoa, khi nụ hình thành lan ra phần cánh, nhị hoa, cuống hoa làm hoa bị rụng.
- Trên quả: bề mặt quả bị lõm, thịt quả bên trong có màu nâu, sau quả bị thối đen nhũn.
Hậu quả:
- Lá héo khô, thân cành teo tóp, ốm yếu. Hoa có hiện tượng rụng, quả thối đồng loạt.
- Không có giải pháp xử lý nấm bệnh sẽ lây lan ra khắp vườn, làm ảnh hưởng đến năng suất vườn.
Biện pháp xử lý:
Biện pháp canh tác:
- Phơi đất, dọn dẹp sạch tàn dư thực vật,
- Trồng giống cây sạch bệnh.
- Trồng luân canh với các loại cây khác họ, không nên trồng cà chua nhiều vụ trên cùng mảnh đất.
- Ngắt bỏ và tiêu huỷ lá và quả bị bệnh để hạn chế bệnh lây lan. Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn và tiêu huỷ tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.
- Đảm bảo ruộng cà chua có điều kiện thông thoáng tốt.
- Khi thấy điều kiện thời tiết thích hợp cho bệnh phát sinh như trời âm u, có nhiều sương mù, nhiệt độ không khí thấp; nên thăm ruộng thường xuyên để phát hiện, nếu thấy bệnh xuất hiện sử dụng thuốc để phun.
Biện pháp hóa học:
- Bà con có thể tham khảo sử dụng thuốc có một số hoạt chất phòng trừ nấm hại hiệu quả như là Mancozeb, Azoxystrobin, Metalaxyl, ,…
Khuyến cáo: Thuốc BVTV hóa học có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.
Biện pháp sinh học an toàn:
- Sử dụng Chế phẩm sinh học HT06 (kết hợp với Đồng nano tăng hiệu quả) để phòng trị bệnh phấn trắng.
- Thành phần Nấm Chaetomium spp. có trong HT06 với cơ chế tác động kép của nấm đối kháng và Enzyme kích kháng cây trồng tiêu diệt, cô lập các vết bệnh do nấm và vi khuẩn tấn công, ngăn chặn kịp thời sự lây lan của mầm bệnh.
- Ngoài ra, Chaetomium spp. còn giúp kích thích hệ miễn dịch của cây tạo ra chất kháng, chống chọi với nấm khuẩn gây bệnh phấn trắng, thán thư, đốm lá, héo xanh, sương mai….
- Chế phẩm sinh học là giải pháp tối ưu trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp, sử dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với canh tác nông nghiệp bền vững.
Hướng dẫn sử dụng HT06:
Trị bệnh: Phun đều, ướt đẫm thân – cành – lá và vùng gốc cây, sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày. Khi bệnh đã ngừng gây hại, cây hết bệnh, nên tiếp tục phun phòng định kỳ 3 – 4 lần/vụ.
Phòng bệnh: Phun đều và ướt đẫm thân – cành – lá và vùng gốc cây từ 3 – 4 lần/ vụ.
- Cây ăn trái: Xoài, thành long, sầu riêng, cây có múi, vải, bơ,…pha 250ml cho phuy 200-250 lít nước.
- Cây công nghiệp : Hồ tiêu, cà phê, điều, chè, thuốc lá,…..pha 250ml cho phuy 200-250 lít nước.
- Cây rau màu: Dưa hấu, ớt, cà chua, cây họ đậu,…pha 25ml cho bình 20-25 lít nước.
- Cây trồng khác: Lúa, hoa cúc, mai, lan,…pha 25ml cho bình 20-25 lít nước.
Để tăng khả năng trị bệnh của sản phẩm HT06, khi cây có dấu hiệu của bệnh thán thư nên phun phối hợp HT06 với Đồng nano.
Sản phẩm: