Nấm xanh, Nấm trắng – Ứng dụng trong nông nghiệp

Nông nghiệp ngày nay có rất nhiều phương pháp để bảo vệ cây trồng cũng như diệt trừ sâu, côn trùng như rầy rệp, nhện đỏ, bọ trĩ,.. gây hại. Sử dụng thuốc BVTV hóa học gây hiện tượng kháng thuốc, bên cạnh những giải pháp sử dụng cây hương liệu, côn trùng có lợi, thuốc trừ sâu sinh học tự chế,… thì nấm xanh và nấm trắng được ứng dụng và trở thành một trong những giải pháp hữu hiệu được khuyến cáo sử dụng.

Nấm xanh

  • Tên khoa học: Metarhizium anisopliae
  • Họ: Clavicipitaceae
  • Bộ: Hyphomycetes,
  • Sinh sản bởi các bào tử phân bào gọi là conidia. 

Loại nấm này chuyên trị các loại côn trùng gây hại thuộc bộ cánh phấn, cánh cứng, cánh thẳng (châu chấu, rầy nâu, bọ dừa, sâu đo, sâu xanh… )

  Cơ chế gây nhiễm trùng của Metarhizium đối với vật chủ của chúng

Nấm xanh thường được phun lên cây, và khi côn trùng ăn phải, loại nấm này sẽ ký sinh vào chúng, gây bệnh cho côn trùng. Con côn trùng nhiễm bệnh sẽ trở thành nguồn lây nhiễm cho cả đàn. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 2 ngày, trong suốt thời gian này, con côn trùng bệnh sẽ hoạt động như một ổ dịch di động. Côn trùng sẽ chết sau khoảng 7-10 ngày. Khi chúng chết, bào tử nấm sẽ phát triển ra bên ngoài xác côn trùng, lan tỏa vào không khí và có khả năng lây nhiễm cho các côn trùng khác trong vòng 15-20 ngày.

    Nấm trắng

    • Tên khoa học: Beauveria Bassiana
    • Họ: Moniliales
    • Lớp: Deuteromycetes
    • Chủ yếu sinh sống ký sinh trên cơ thể côn trùng bộ cánh, vảy.

     Cơ chế chung của việc lây nhiễm này bao gồm các giai đoạn sau:

    Chúng tiêu diệt sâu bọ thông qua việc phát tán các conidi của nấm. Nhờ vào giá thể, nấm bám vào cơ thể côn trùng và thâm nhập qua lớp biểu bì vào khoang nội tạng, tạo ra nhiều tiểu thể trong huyết tương của côn trùng. Những tiểu thể này sẽ ăn mòn các tế bào bạch huyết, dẫn đến cái chết của côn trùng. Mặc dù hình dáng bên ngoài không thay đổi, nhưng cơ thể côn trùng sẽ trở nên cứng hơn và đầy mầm bệnh. Khi môi trường đủ độ ẩm, nấm phát triển ra khỏi bề mặt cơ thể của sâu hại, tạo nên một lớp sợi nấm màu trắng. Lớp sợi nấm này tiếp tục sản xuất conidi để lây nhiễm sang các sâu non khác.

    Đối tượng mà nấm trắng nhắm tới là các loại côn trùng thuộc các bộ như cánh vảy, cánh cứng, cánh màng, cánh thẳng, cánh đều, cánh nửa, và cả nhện. Tại Việt Nam, nấm trắng chứng tỏ hiệu quả cao trong việc tiêu diệt nhiều loài côn trùng như rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ xít, sâu cuốn lá lúa, sâu đo đay, sâu róm thông cùng các loại nhện như nhện vàng, nhện đỏ và nhện trắng.

    Ứng dụng Nấm Xanh (Metarhizium), Nấm trắng (Beauveria) trong nông nghiệp

    • Nấm xanh và nấm trắng có tác dụng như một loại thuốc trừ sâu sinh học.
    • Chúng đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt nhiều loại côn trùng khác nhau vào các mùa, bao gồm các loại sâu như sâu tơ, sâu xanh, sâu xám, sâu khoang, sâu róm, và sâu cuốn lá, cũng như rầy, rệp và các loài nhện như nhện vàng, nhện trắng, và nhện đỏ.

    Ưu và nhược điểm của thuốc trừ sâu, côn trùng chứa Nấm xanh, Nấm trắng:

    • Ưu điểm: Không gây kháng thuốc đối với côn trùng, không ảnh hưởng đến thiên địch, không ô nhiễm môi trường, an toàn cho con người.
    • Nhược điểm: Hiệu quả chậm hơn so với thuốc hóa học, hiệu quả dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm, mưa,…)

    Các Sản phẩm chế phẩm sinh học của Nông Nghiệp HT có chứa thành phần Nấm Xanh, Nấm Trắng: