- Tên thường gọi: Bệnh héo xanh, héo rũ, héo tươi
- Tác nhân gây hại: vi khuẩn Pseudomonas solanacearum ( Ralstonia Solanacearum)
- Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm ướt, pH cao, nhiệt độ lý tưởng là 24 – 38oC.
- Vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên cà chua tồn tại bên trong đất, tàn dư của cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn có thể lan truyền qua cây giống, gió, nước, côn trùng và cả công cụ chăm sóc, tỉa cành. Khi cây xuất hiện vết thương cơ giới hoặc bị côn trùng chích đốt, cắn ở vùng thân, rễ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
- Đặc điểm gây hại: Sau khi xâm nhập vào cà chua, chúng tấn công vào mạch dẫn và di chuyển theo mạch dẫn làm hư bó mạch. Từ đó khiến cây không thể vận chuyển nước và chất dinh dưỡng, héo dần và chết.
Triệu chứng của bệnh héo xanh:
- Cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Vào ban đêm và đầu buổi sáng, cây xanh lại khi bệnh còn nhẹ, nhưng cây sẽ chết héo luôn khi bị nặng.
Rễ cây và thân cây phần trong bị sũng nước, sau đó chuyển màu nâu. Nếu cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước, có thể dễ dàng thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra. - Cây nhiễm bệnh biểu hiện ban đầu là các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục xuống và chết.
- Hiện tượng héo xanh ban đầu xảy ra có thể ở một cành, thân hoặc một nhánh về một phía của cây cà chua, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Ở những cây nhiễm bệnh thường thấy ở phần phía gốc sát mặt đất vỏ thân sù sì đó là nét triệu chứng đặc trưng của cây cà chua khi bị bệnh héo xanh vi khuẩn.
Cách kiểm tra cây bị bệnh héo xanh:
Cắt một đoạn rễ hoặc thân héo xanh và cho vào cốc nước sạch, quan sát xem có dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra là cây đã bị nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh:
Biện pháp canh tác:
- Luân canh cây trồng khác họ cà.
- Không nên trồng cà chua 2 vụ liên tiếp trên một chân đất.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.
- Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh.
- Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại.
- Bón phân đầy đủ, cân đối. Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón.
- Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi tiêu hủy. Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe.
Biện pháp hóa học:
Bà con có thể sử dụng thuốc đặc trị như Kamsu 2SL, Kansui 21.2WP, Kasagen 250WP… giúp hỗ trợ bệnh không lây lan toàn mảnh vườn trồng.
Khuyến cáo: Thuốc BVTV hóa học có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.
Biện pháp sinh học:
Phòng trừ bệnh héo xanh với combo phun và tưới:
- Phòng bệnh: Nấm rễ + Vàng lá trộn phân rải hoặc pha với 400 lít nước tưới. Đồng nano + HT06 pha với 250 lít nước phun. Định kỳ 7 ngày 1 lần.
- Trị bệnh: Nấm rễ + Vàng lá trộn phân rải hoặc pha với 200 lít nước tưới. Đồng nano + HT06 pha với 200 lít nước phun. 2-3 lần cách 3-5 ngày.