SÂU ĐỤC QUẢ TRÊN CÂY CÀ TÍM

Sâu đục quả là một trong những đối tượng gây hại nghiêm trọng cho các loại cây trồng, trong đó có cây cà tím. Sâu thường là ấu trùng của một số loài bướm, chúng chui vào quả và ăn phần thịt bên trong, dẫn đến việc quả bị thối và rụng sớm.

Dấu hiệu phát hiện sâu đục trái trên cây cà tím

  • Sâu đục trái gây hại trên trái và  tấn công trên cả đọt non.
  • Ngọn cà tím bị héo toàn bộ cây.
  • Trên trái, sâu đục vào bên trong để lại một lổ đục nhỏ. Những trái bị sâu gây hại, ruột trái bị rỗng do sâu ăn hết thịt và trái chứa đầy phân của sâu, trái bị hư một phần hoặc toàn bộ trái.
  • Trái không phát triển được

Đặc điểm và cách thức gây hại của sâu đục quả cà tím

Sâu đục quả cà tím có tên khoa học là Leucinodes orbonalis, thuộc họ Ngài sáng Pyralidae và bộ Cánh vẩy Lepidoptera.

  • Con trưởng thành là một loài bướm, có thân dài từ 13-14mm, cánh màu trắng, trên cánh có các đốm màu nâu và hồng.
  • Bướm đẻ trứng theo từng cụm ở mặt dưới của lá, trên nụ hoa và trái non. Một con cái có thể đẻ tới vài chục trứng. Trứng màu trắng sữa, hình dẹp và xếp theo hình ngói lợp.
  • Sâu non tuổi nhỏ có màu trắng ngà, sau đó chuyển sang hồng nhạt, đẩy sức dài từ 15-18mm. Nhộng có màu nâu. Trung bình vòng đời sâu kéo dài 30-40 ngày, thời gian sinh trưởng của sâu non từ 15-20 ngày.
  • Bướm thường ẩn nấp dưới bụi cỏ, đám lá vào ban ngày và hoạt động vào ban đêm. Không chỉ mình trái bị sâu gây hại, mà cả đọt non cũng bị tấn công. Chúng đục vào ngọn và làm ngọn bị héo.
  • Đối với trái, sâu đục vào trong và để lại một lổ đục nhỏ. Trái nào bị gây hại thì ruột bị rỗng do sâu đã ăn hết phần thịt. Bên trong trái chứa đầy phân của sâu, khiến trái bị hư một phần hoặc toàn bộ.
  • Nhiều lúc sâu non còn đục vào cuống trái khiến trái không thể lớn hoặc bị héo. Khi gặp mưa, trái bị hại dễ bị thối do lỗ đục bị bội nhiễm vi sinh vật. Lỗ đục để lại trên ngọn, cuống trái và trái đều rất dễ phát hiện.
  • Sâu hóa nhộng trong trái, thân bị hại hoặc ẩn trong đám lá rụng. Vào mùa mưa sâu gây hại nặng nhất, đặc biệt vào thời kỳ có mưa lớn với ẩm độ không khí cao.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác:

  • Chọn những giống ít bị sâu đục quả gây hại đưa vào sản xuất.
  • Làm đất kỹ đặc biệt lưu ý công tác vệ sinh đồng ruộng tiêu hủy sạch tàn dư, cỏ dại nơi cư trú của trưởng thành sâu đục quả cà.
  • Bón phân cân đối hợp lý tạo điều kiện cho cây cà sinh trưởng phát triển khỏe tăng khả năng chống chịu.
  • Không để ruộng cà bị cỏ dại lấn át, tốt nhất là dùng màng phủ nilon (phủ luống cà bằng nilon) vừa hạn chế cỏ vừa hạn chế sâu hóa nhộng trong đất.
  • Thăm đồng thường xuyên tỉa bỏ những cành, quả bị sâu đục, cành già thu gom và tiêu hủy (không vứt bừa bãi trên ruộng), đặc biệt khi cây ra hoa rộ (35-40 ngày sau trồng).

Biện pháp hóa học:

  • Sâu đục trái là loại sâu có khả năng kháng thuốc cao vì thế cần sử dụng luân phiên thuốc.
  • Sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Match; Vertimex; Ammate, Radiant … theo hướng dẫn trên bao bì, nhãn thuốc.

Khuyến cáo: Thuốc BVTV hóa học có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.

Biện pháp sinh học an toàn:

Thuốc trừ sâu sinh học HT04 – Sạch sâu kháng thuốc là biện pháp hữu hiệu để tiệu diệt sâu đục quả.

  • Với thành phần vi sinh, áp dụng công nghệ cao để sản xuất có khả năng ký sinh và tiêu diệt sâu đục quả hiệu quả cao.
  • Thành phần tinh dầu, giấm gỗ xua đuổi, không cho sâu, côn trùng sinh trưởng gây hại.
  • Chế phẩm sinh học an toàn, không chứa các hóa chất độc hại, phù hợp với canh tác hữu cơ.

Sản phẩm:

Thông tin sản phẩm và mua hàng chi tiết tại: HT04 – Sạch sâu kháng thuốc