CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN GIÉ HẠI LÚA

Nhện Gié là loại sâu hại phát triển nhanh chóng trên ruộng lúa, đặc biệt trong vụ Hè Thu với nhiệt độ cao. Chúng chích hút nhựa lúa, làm cho cây lúa phát triển chậm lại và ảnh hưởng xấu đến năng suất cũng như chất lượng hạt. Ngoài ra, nhện Gié còn tấn công bông lúa, dẫn đến hiện tượng lem lép. Những vết thương do nhện gây ra tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra bệnh lép vàng.

Đặc điểm hình thái của nhện gié:

  • Tên khoa học: Steneotarsonemus spinki, thuộc lớp nhện.
  • Kích thước nhỏ, có ba pha phát dục: trứng (trắng trong, hình trái xoan, đẻ rải rác hoặc trong đám 5-10 quả), nhện non (màu trắng đục, 3 đôi chân), trưởng thành (màu trắng đục hơi vàng, 4 đôi chân, khó quan sát).
  • Sinh sản đơn tính (không cần thụ tinh, trứng nở ra con đực) và hữu tính (có thụ tinh, trứng nở ra con cái), với nhện cái đẻ được 55 trứng trong đời.

Triệu chứng gây hại của nhện gié với cây lúa:

  • Tấn công hầu hết các bộ phận cây lúa từ giai đoạn mạ đến trổ chín.
  • Giai đoạn mạ: Hại ở bẹ lá, tạo vết chấm nhỏ màu trắng vàng và biến thành đám màu nâu đen.
  • Trên bẹ lá: Hại ở bẹ gần gốc, tạo vệt sọc màu vàng nhạt rồi nâu đen.
  • Trên gân lá: Xuất hiện các vết sọc dọc màu nâu vàng chuyển sang nâu đen.
  • Bông lúa bị hại thường không trổ, hạt lép và bị đổi màu.
  • Gié lúa và hạt lúa cũng bị biến hình và màu sắc.

Điều kiện phát sinh của nhện gié:

  • Phát triển mạnh ở nhiệt độ 28-30°C, độ ẩm 96%.
  • Lan truyền qua hạt giống, gió, nước, côn trùng, và tàn dư thực vật.
  • Sống tập trung trong bẹ lá và có thể tồn tại trong nước.
  • Vòng đời từ 4-11 ngày, gây hại nhanh chóng, đặc biệt ở giai đoạn lúa đòng-trổ.

Hậu quả do nhện gié gây hại:

  • Gây thiệt hại năng suất từ 15-70%.
  • Kết hợp với nấm và vi khuẩn gây thêm bệnh cho cây lúa.
  • Sau thu hoạch, nhện gié sống trong rơm rạ, trở thành nguồn gây hại cho vụ sau.

Biện pháp phòng trị nhện gié hại lúa

Biện pháp canh tác:

  • Cày lật gốc rạ: Vùi tàn dư cây lúa và hạn chế lúm chét, làm sạch cỏ bờ.
  • Sử dụng giống lúa sạch bệnh, kháng sâu bệnh; tránh gieo dày (4-5 kg/sào).
  • Bón phân hợp lý: Cần cân đối, tránh bón thừa đạm.
  • Quản lý nước: Giữ mức nước phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng.
  • Thăm đồng thường xuyên: Theo dõi sự xuất hiện của nhện gié, đặc biệt ở giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ (40-50 ngày sau gieo).

Biện pháp hóa học:

  • Sử dụng các loại thuốc hoá học có thành phần hoạt chất như: Emamectin benzoate,  Spinetoram,  Imidacloprid + Pyridaben,… và thay đổi các hoạt chất sau mỗi lần phun vì nhện dễ lờn thuốc.
  • Khuyến cáo: Thuốc BVTV Phòng trừ và kiểm soát côn trùng chích hút có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.

Biện pháp sinh học an toàn:

  • Phòng trừ nhện gié bằng chế phẩm sinh học HT Chích hút với thành phần có chứa các chủng vi sinh có lợi là nấm xanh (Metarhizium spp.) và nấm trắng (Beauveria spp.) có tác dụng ký sinh và tấn công vào cơ thể nhện đỏ làm chúng chúng mất khả năng di chuyển và chết đi sau 2 – 4 ngày. Ngoài ra, HT Chích hút có khả năng xâm nhập và tiêu diệt các loại côn trùng khác như Bọ trĩ, bọ nhảy, rầy rệp, sâu hại,…
  • HT chích hút là giải pháp sinh học chi phí thấp giúp quản lý và phòng trừ nhện đỏ mềm hiệu quả giảm thiểu sự bùng phát dịch hại. Sử dụng chế phẩm tạo ra sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, chất lượng, canh tác bền vừng cho nền nông nghiệp.

Hướng dẫn sử dụng HT CHÍCH HÚT:

  • Phun lá: Pha 30g sản phẩm cho 20 -25 lít nước, phun đều lên cây và phun xuống mặt đất theo tán vào gốc. Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3 – 5 ngày. Sau đó phun định kỳ 3/4 lần/vụ.
  • Tưới gốc: Trộn 100 lít nước vào 100g sản phẩm tưới theo tán cây trồng.
  • Với mật độ rầy mềm quá cao, bà con sử dụng kết hợp sản phẩm với Đồng nano để tăng hiệu quả tiêu diệt, phòng trừ rầy mềm và các loại côn trùng gây hại khác.

Chú ý: Trước khi phun thuốc cần vô nước cho mực nước ruộng cao để đẩy nhện gié di chuyển lên phía trên thân lúa dễ dính thuốc.

Sản phẩm: