SÂU ĂN LÁ, SÂU ĐỤC DÂY HẠI KHOAI LANG

Khoai lang (Ipomoea batatas) là một trong những cây trồng quan trọng, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, cây khoai lang thường phải đối mặt với nhiều loại sâu bệnh, trong đó có sâu ăn lá, sâu đục dây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại lá hại này và những biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Sâu cuốn lá hại trên khoai lang

Đặc điểm nhận biết:

  • Bướm nhỏ, mình dài 10mm, màu nâu, có vệt đen trên cánh. Trứng nhỏ hình ovan, màu vàng nhạt.
  • Trên bụng và ngực của sâu non có các vệt đen trắng nổi bật,đẫy sức dài 15mm.
  • Bướm hoạt động ban đêm, đẻ trứng đơn lẻ từng quả trên lá non.
  • Sâu non nhả tơ gấp mép lá lại thành tổ, sau đó chúng nằm trong đó ăn chất xanh để lại lớp biểu bì lá trắng mỏng và gân lá còn xanh giống như viền đăng ten. Phần lớn mỗi lá bị cuốn chỉ có 1 sâu non. Sâu hóa nhộng trong tổ.
  • Vòng đời của sâu cuốn lá: 22-30 ngày, trong đó Trứng: 3-5ngày, Sâu non: 11-13 ngày, Nhộng: 4-7 ngày, Bướm: sống và đẻ trứng: 4-5ngày.

Triệu chứng:

Sâu ăn lá cây khoai lang bắt đầu đẻ trứng trên lá cây, chủ yếu là ở các lá non với một số biểu hiện như:

  • Khi ấu trùng nở sẽ thực hiện nhả tơ và gấp mép lá lại, ấu trùng sâu cuốn lá ăn các lá non của cây khoai lang.
  • Vùng lá bị sâu tấn công sẽ xuất hiện các lỗ nhỏ có màu đen do phân mà sâu thải ra.
  • Khi ăn lá khoai, sâu chủ yếu tấn công phần lá non, chừa lại phần gân lá.
  • Chúng sinh trưởng nhanh gây ra tình trạng cây trơ trụi lá chỉ từ 1 đến 2 tuần.

Sâu đục dây hại khoai lang

Đặc điểm nhận biết:

Trứng sâu hình cầu dẹt, màu xanh lục, thường được đẻ dưới lá hoặc trên dây khoai. Sâu non dài 24-27mm, màu trắng sữa khi mới nở và dần chuyển sang hồng hoặc nâu. Nhộng dài khoảng 12-15mm, có màu đỏ lúc mới hình thành và chuyển sang màu cánh dán, được bao bọc bởi kén tơ. Sâu trưởng thành là bướm đêm với thân dài 15mm và sải cánh 35mm, có màu trắng với các vệt nâu đen và đặc điểm hình dạng nhất định. Con cái thường lớn hơn con đực.

Bướm hoạt động vào ban đêm, chúng đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá hoặc trên dây khoai lang. Con cái đẻ khoảng 150 đến 300 trứng. Vòng đời của sâu đục dây: 55-65 ngày, Trứng:4-6 -Sâu non :35-40 ngày, Nhộng: 10-14ngày, Bướm sống đẻ trứng 3-5ngày.

Triệu chứng:

  • Sâu non mới nở ăn lớp biểu bì và nhu mô trên lá, sau đó đục vào nhánh gần nhất.
  • Chúng tấn công dây khoai, tạo đường hầm về phía gốc làm dây phình to và ngăn không cho vận chuyển chất dinh dưỡng. Kết quả là lá vàng, thủng lỗ, dây khoai phình to, và xuất hiện phân màu nâu đen.
  • Cây chậm phát triển, còi cọc và có nguy cơ chết, đặc biệt là khi sâu gây hại trong giai đoạn đầu quá trình sinh trưởng ức chế sự hình thành củ.

Biện pháp phòng trừ sâu ăn lá

Biện pháp canh tác:

  • Dọn dẹp vệ sinh đồng ruộng, Trước khi trồng cần xử lý hom giống để diệt trứng và nhộng.
  • Vun luống cao giúp hạn chế bọ hà và sâu đục dây khoai.
  • Luân canh với cây trồng khác để hạn chế sâu bệnh.

Biện pháp hóa học:

  • Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có hoạt chất như: Cypermethrin, Chlorantraniliprole … theo hướng dẫn trên bao bì, nhãn thuốc.

Khuyến cáo: Thuốc BVTV hóa học có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.

Biện pháp sinh học an toàn:

Bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại như: nhện, ong ký sinh bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hoá học hoặc chỉ dùng khi mật độ sâu quá cao.

Thuốc trừ sâu sinh học HT04 – Sạch sâu kháng thuốc là biện pháp hữu hiệu để tiệu diệt sâu xanh da láng.

  • Với thành phần nấm xanh Metarhizium anisopliae, nấm trắng Beauveria bassiana, Bacillus thuringiensis var.kurstaki phun để tạo sự đối kháng tiêu diệt sâu.
  • Thành phần tinh dầu, giấm gỗ xua đuổi, không cho sâu, côn trùng sinh trưởng gây hại.
  • Chế phẩm sinh học an toàn, không chứa các hóa chất độc hại, phù hợp với canh tác hữu cơ.

Hướng dẫn sử dụng HT04 – Sạch sâu kháng thuốc:

  • Pha 25-50ml/25 lít nước phun ướt đẫm thân, cành lá, mặt lá sau.
  • Mật độ sâu hại nhiều, phun 2 lần liên tục cách nhau 2-4 ngày, phun định kỳ 1-2 lần/ tháng.
  • Chế phẩm nên phun thuốc vào các buổi sáng sớm hoặc chiều mát, không được phối trộn chung với thuốc hóa học.

Sản phẩm:

Thông tin sản phẩm và mua hàng chi tiết tại: HT04 – Sạch sâu kháng thuốc