Bệnh đốm lá hoa cúc là một trong những bệnh phổ biến và gây hại nghiêm trọng đối với cây hoa cúc. Bệnh có thể do nhiều loại nấm gây ra, dẫn đến xuất hiện các loại đốm khác nhau trên lá như đốm nâu, đốm đen, và đốm vòng. Các loại đốm này không chỉ làm giảm năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và hình thức của hoa cúc.
1. Đốm Nâu
- Nguyên nhân: Đốm nâu do nấm Curvularia sp. gây ra. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 24-280C, ẩm độ ≥ 85%…
- Triệu chứng: Đầu trên bề mặt lá xuất hiện những chấm nâu đen, từ mép lan vào trong phiến lá; vết có hình tròn, hình bán nguỵệt hoặc hình bất định không đều, làm lá rụng dần; các chồi non cũng bị lây bệnh.
- Nguồn bệnh thường tồn dư trong đất, từ cây bệnh.
2. Đốm Đen (Black Spot)
- Nguyên nhân: Đốm đen do nấm Septoria chrysanthemella gây ra. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 22-260C, ẩm độ ≥ 85%…
- Triệu chứng: Đầu trên bề mặt lá xuất hiện những chấm nâu đen, sau chuyển màu đen, từ mép lan vào trong phiến lá; vết có hình tròn, hình bán nguỵệt hoặc hình bất định không đều; bệnh nặng các đốm liên kết liền nhau tạo hành vết cháy lớn, có chấm nhỏ màu đen… làm lá rụng; các chồi non cũng bị lây bệnh.
3. Đốm Vòng (hay đốm vàng)
- Nguyên nhân: Đốm vòng do nấm Alternara sp. gây ra.
- Triệu chứng: Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá, màu xám nâu hoặc xám đen hình tròn hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng, sau đó lan từ mép và chóp lá vào phiến lá, làm lá thối đen và rụng.
- Điều kiện phát triển: Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt và mát mẻ.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác
- Luân canh cây trồng theo mùa để giảm sự phát triển và lây lan của bệnh.
- Trồng giống cây không bị nhiễm bệnh để hạn chế nguồn bệnh.
- Bón phân cân đối, đầy đủ để cây khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
- Thu gom và tiêu hủy cây bị bệnh để ngăn chặn sự lây lan.
- Đảm bảo khu vực trồng thông thoáng, tránh đọng nước trên lá.
- Tưới vào buổi sáng để lá có thời gian khô trong ngày, hạn chế môi trường ẩm ướt cho nấm bệnh phát triển.
Biện pháp hóa học
- Sử dụng các loại thuốc hóa học như Macozeb, matalaxy, fosetyl aluminum,…
Khuyến cáo: Thuốc BVTV hóa học có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.
Biện pháp sinh học an toàn:
- Sử dụng Chế phẩm sinh học HT06 (kết hợp với Đồng nano tăng hiệu quả) để phòng trị bệnh đốm lá.
- Thành phần Nấm Chaetomium spp. có trong HT06 với cơ chế tác động kép của nấm đối kháng và Enzyme kích kháng cây trồng tiêu diệt, cô lập các vết bệnh do nấm và vi khuẩn tấn công, ngăn chặn kịp thời sự lây lan của mầm bệnh.
- Ngoài ra, Chaetomium spp. còn giúp kích thích hệ miễn dịch của cây tạo ra chất kháng, chống chọi với nấm khuẩn gây bệnh phấn trắng, mốc sương, đốm lá, héo xanh, sương mai,….
- Chế phẩm sinh học là giải pháp tối ưu trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp, sử dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với canh tác nông nghiệp bền vững.
Khuyến khích sử dụng các biện pháp hữu cơ và sinh học để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Hướng dẫn sử dụng HT06:
Trị bệnh: Phun đều, ướt đẫm thân – cành – lá và vùng gốc cây, sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày. Khi bệnh đã ngừng gây hại, cây hết bệnh, nên tiếp tục phun phòng định kỳ 3 – 4 lần/vụ.
Phòng bệnh: Phun đều và ướt đẫm thân – cành – lá và vùng gốc cây từ 3 – 4 lần/ vụ.
- Cây ăn trái: Xoài, thành long, sầu riêng, cây có múi, vải, bơ,…pha 250ml cho phuy 200-250 lít nước.
- Cây công nghiệp : Hồ tiêu, cà phê, điều, chè, thuốc lá,…..pha 250ml cho phuy 200-250 lít nước.
- Cây rau màu: Hành lá, Dưa hấu, ớt, cà chua, cây họ đậu,…pha 25ml cho bình 20-25 lít nước.
- Cây trồng khác: Lúa, hoa cúc, mai, lan,…pha 25ml cho bình 20-25 lít nước.
Để tăng khả năng trị bệnh của sản phẩm HT06, khi cây có dấu hiệu của bệnh đốm lá nên phun phối hợp HT06 với Đồng nano.
Sản phẩm: