BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY KHOAI MÌ (SẮN)

Hiện nay ở nước ta đang có sản lượng khoai mì xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên khoai mì đang diễn biến rất phức tạp, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của loại nông sản, đặc biệt là bệnh khảm lá.

Nguyên nhân gây bệnh:

 Bệnh do virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus gây ra.

Môi giới truyền bệnh:

Bọ phấn trắng.

Cơ chế lan truyền bệnh:

Qua hom giống nhiễm bệnh: Bà con lấy thân sắn vụ trước làm giống vụ sau, cây con mọc lên đã bị xoắn. Do virus đã tồn tại trong thân lá củ từ vụ trước.

Qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng: Bọ phấn trắng chích hút ở cây bị khảm, vô tình hút cả virus vào thân mình. Khi chích hút sang cây khỏe truyền virus sang => khoai mì bị khảm.

Biểu hiện bệnh:

Biểu hiện trên lá là triệu chứng rõ nhất.

Các vết bệnh khảm màu trắng, vàng hoặc xanh nhạt nằm rải rác khắp mặt lá

Phiến lá bị cong vênh, biến dạng, dày hơn bình thường.

Cây bị bệnh bị thấp lùn năng suất giảm mạnh.

Bệnh khảm xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây.

Nếu dùng hom giống nhiễm bệnh thì triệu chứng sẽ xuất hiện sớm ngay khi mọc.

Với cây đã lớn khi bị nhiễm bệnh biểu hiện lâu hơn và ảnh hưởng năng suất cũng ít hơn, vì vậy phòng ngừa bệnh ngay từ giai đoạn hom giống đến cây con là cực kỳ quan trọng.

Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng hom giống khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh.

Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch và trước khi vào vụ mới.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhất là giai đoạn đầu, giai đoạn cây nhỏ.

Kiểm tra và phun phòng bọ phấn trắng.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phun thuốc kịp thời khi mầm bệnh mới le lói.

Khi phát hiện bệnh:

Kết hợp bộ xoăn lá xoăn ngon HT02 + Amino để kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt virus. Phun ít nhất 2-3 liệu trình, mỗi liệu trình cách nhau 3-4 ngày để kìm bệnh.

Sau khi kìm bệnh bổ sung dinh dưỡng để cây hồi phục.