BỆNH LEM LÉP HẠT TRÊN CÂY LÚA

Bệnh lem lép hạt là tên gọi chung của hiện tượng hạt lúa bị lửng hoặc lép, tức là bên trong ít hoặc rất ít gạo, hoặc hoàn toàn không có gạo. Khi hạt lúa bị lửng hoặc lép, có thể kèm theo triệu chứng vỏ hạt và gạo bị đổi màu tùy theo tác nhân gây bệnh. Bệnh lem lép hạt lúa là loại bệnh được gây ra bởi rất nhiều tác nhân. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và phòng trừ bệnh lem lép hạt trên cây lúa khiến bà con nông dân gặp không ít khó khăn.Cùng Nông Nghiệp HT tìm hiểu về căn bệnh này và một số giải pháp phòng trừ nhé!

Nguyên nhân:

Bệnh lem lép hạt trên cây lúa phát sinh, phát triển và gây hại kể từ giai đoạn lúa trổ bông trở đi. Thời kỳ dễ nhiễm bệnh nhất là giai đoạn lúa trổ bông đến chín sữa, rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều. Một số nguyên nhân gây nên hiện tượng lem lép hạt ở lúa:

  • Do nhện gié: nhện gié thường sống trong các bẹ lá lúa. Khi mật độ cao chúng có thể bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển. Các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép.
  • Do vi khuẩn Pseudomonas glumae (hay Bukhoderia glumae), vi khuẩn này làm thối đen hạt hoặc gây vết bệnh trên vỏ hạt.
  • Do nấm, có rất nhiều loại nấm gây hại (tập đoàn nấm). Theo thống kê hiện nay có đến 12 loại nấm khác nhau gây nên loại bệnh này và đây chính là nguyên nhân gây lem lép hạt quan trọng nhất.
  • Một số nguyên nhân khác: Trên các chân đất ruộng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn thì các bệnh gạch nâu, đốm nâu hại lúa sẽ phát triển mạnh và cũng làm cho hạt lúa bị lem lép về sau. Ngoài ra, cỏ dại cũng là ký chủ cho nấm bệnh phát tán trong ruộng lúa. Các loại sâu bệnh tấn công lúa vào giai đoạn đòng trổ làm gia tăng khả năng bị lem lép hạt.

Nhận biết triệu chứng bệnh:

Trên vỏ hạt triệu chứng thay đổi tùy loài vi sinh vật gây hại và tùy mức độ nhiễm bệnh. Triệu chứng bệnh là những vết nhỏ màu nâu thẫm hoặc là những mảng nâu bao phủ cả vỏ hạt; bệnh nặng làm toàn thể vỏ hạt màu nâu đen, hạt gạo bên trong bị lép hoặc bị biến màu, đôi khi có mùi mốc.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác:

  • Sử dụng hạt giống khỏe, giống xác nhận, sạch bệnh, không lẫn tạp chất.
  • Xử lý kỹ hạt giống, cày ải và làm vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
  • Bón phân đầy đủ và cân đối cho lúa.

Biện pháp hóa học:

  • Bà con có thể tham khảo sử dụng thuốc có một số hoạt chất phòng trừ lem lép hạt lúa như là Azoxystrobin, Difenoconazole, Tricyclazole, Propiconazole,…

Khuyến cáo: Thuốc BVTV hóa học có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.

Biện pháp sinh học:

  • Đồng nano được sử dụng để phòng trừ bệnh lem lép hạt hiệu quả trên lúa. Với công nghệ nano, sản phẩm giúp cô lập, ngăn chặn sự phát triển của bệnh hại, đặc biệt hiệu quả khi phun phòng sớm cho ruộng lúa.
  • Một số phân bón lá hữu cơ như Siêu trổ nhanh, Vô gạo nhanh hỗ trợ giúp cây chống chịu bệnh hại, nuôi dưỡng hạt chắc đẹp bà con có thể tham khảo bổ sung cho lúa.
  • Chế phẩm sinh học là giải pháp tối ưu trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp, sử dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với canh tác nông nghiệp bền vững.

Hướng dẫn sử dụng Đồng nano:

  • Sử dụng 20ml cho 20-25 lít nước, phun đều ướt đẫm thân, cành, lá, toàn ruộng lúa
  • 250ml cho 250-300 lít nước phun đều lên ruộng lúa
  • Tiến hành phun phòng ngay từ đầu. Khi phát hiện bệnh cần phun trị sớm tránh lây lan gây thiệt hại nặng.

Sản phẩm: