BỆNH LỞ CỔ RỄ HẠI CÂY HOA CÚC

Bệnh lở cổ rễ (hay còn gọi là bệnh thối gốc) là một vấn đề phổ biến gặp trên cây hoa cúc.

Nguyên nhân:

Bệnh này thường do nấm Rhizoctonia solani gây ra.

  • Nấm gây bệnh tồn tại lâu dài trong đất trồng.
  • Nấm có thể sống hoại sinh trên tàn dư cây trồng trong nhiều năm mà không chết.
  • Bệnh thường phát sinh và phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm nhiều, vì thế thường thấy bệnh xuất hiện và gây hại nhiều trong mùa mưa. Nhiệt độ không khí khoảng 22-28°C là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
  • Đất ẩm ướt, đất thịt nặng, đất chặt dễ đóng váng sau khi mưa hoặc sau khi tưới, đất trũng đọng nước hoặc đất chuyên canh các loại hoa cúc là điều kiện phát triển của bệnh.

Triệu chứng:

  • Ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu nâu xám trên rễ, cổ rễ hoặc phần gốc sát mặt đất. Sau đó, vết bệnh lan rộng dần ra xung quanh.
  • Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, cổ rễ, rễ già và gốc thân bị hư thối, mục, chuyển sang màu thâm đen, úng nước hoặc hơi khô.
  • Cây bị ngã ngang, khi nhổ lên sẽ bị đứt gốc, chỗ đứt bị thối nham nhở.
  • Bộ lá vẫn còn xanh nhưng toàn thân đã bị héo rũ.
  • Cây chết từng chùm, từng vạt, làm trống và khuyết cây trên ruộng.
  • Khi ruộng bị ẩm ướt, có thể thấy chỗ bị bệnh phủ một lớp nấm màu trắng, sau đó chuyển dần sang màu xám.

Biện pháp phòng trừ:

  • Thu gom sạch sẽ tàn dư cây trồng từ vụ trước để hạn chế nguồn bệnh.
  • Cải thiện hệ thống thoát nước để đất không bị ẩm ướt. Sau khi mưa: Nếu đất bị đóng váng, nên tranh thủ xới xáo phá váng ngay. Tránh làm tổn thương gốc, rễ để hạn chế nấm bệnh xâm nhập vào cây.
  • Cày xới ruộng kỹ, bón thêm vôi bột để tiêu hủy tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Nên phơi ải đất nếu điều kiện cho phép.
  • Bón phân hữu cơ để cải thiện kết cấu đất và bổ sung vi sinh vật có ích. Ngoài ra, bón phân cân đối N, P, K đặc biệt tăng cường phân lân và kali.
  • Trồng cây không quá dày để đảm bảo thông thoáng cho ruộng.

Biện pháp hóa học:

Bà con có thể sử dụng các loại thuốc Bavistin 50FL, Champion 77WP, Ridomil Gold 68WP, Kocide 61,4DF, … để phòng trừ giúp hỗ trợ bệnh không lây lan toàn mảnh vườn trồng. 

Khuyến cáo: Thuốc BVTV hóa học có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.

Biện pháp sinh học:

Ứng dụng công nghệ vi sinh đối kháng vượt trội, tác động nhanh chóng, thân thiện môi trường; Chế phẩm sinh học giúp kiểm soát, tiêu diệt nấm khuẩn, kích thích rễ phát triển khỏe, tăng cường kích kháng cho cây trồng chống lại bệnh do nấm khuẩn.

Hướng dẫn sử dụng Nấm rễ và Vàng lá héo xanh:

  • Trị bệnh: 500g Nấm rễ + 500g Vàng lá héo xanh pha với 200 lít nước tưới quanh gốc cây. Tưới nhắc lại 3-4 liệu trình trên một diện tích nhất định. 4-5 ngày tưới nhắc lại để kìm bệnh.
  • Phòng bệnh: 500g Nấm rễ + 500g Vàng lá héo xanh pha với 400 lít nước tưới quanh gốc cây hoặc 500g Nấm rễ + 500g Vàng lá héo xanh trộn với phân, đất rải lên đất trước khi xuống giống. 1 bộ dùng cho 1000-1500m. Sau 10-15 ngày tưới nhắc lại, chú ý vào 3 giai đoạn chính như: giai đoạn cây con, giai đoạn tạo nụ hoa, giai đoạn nuôi hoa quả.

Sản phẩm: