BỆNH THỐI RỄ TRÊN DÂU TÂY

Dâu tây là một loại trái cây được ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao, nhưng việc trồng và chăm sóc dâu tây không hề dễ dàng, đặc biệt là khi cây phải đối mặt với những bệnh tật nguy hiểm, một trong số đó là thối rễ. Bệnh này gây ra do nấm, tuyến trùng hay các yếu tố môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và năng suất của dâu tây. Cùng Nông Nghiệp HT tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh này nhé!

Nguyên Nhân Gây Ra Thối Rễ

  • Thối rễ đen chủ yếu do một hoặc nhiều loại nấm gây hại, bao gồm Rhizoctonia spp., Pythium spp. và Fusarium spp.
  • Khi có sự hiện diện của tuyến trùng, đặc biệt là khi chúng gây tổn thương cho rễ, bệnh thường trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này cho thấy tuyến trùng ăn rễ có thể làm cho rễ của cây dâu tây trở nên nhạy cảm hơn với các loại nấm gây bệnh.
  • Do điều kiện môi trường: bệnh thường xuất hiện ở những vùng đất thấp, nơi thoát nước kém hoặc trên đất bị nén chặt và thiếu chất hữu cơ.

Triệu Chứng Nhận Biết

  • Trên bề mặt, cây dâu tây sẽ có dấu hiệu thiếu sức sống, với sự phát triển chậm chạp của thân và quả nhỏ. Cây dâu tây có thể bị ngã đổ, đặc biệt là trong giai đoạn nhu cầu nước cao, như vào mùa xuân hoặc trong điều kiện khô hạn.
  • Dưới mặt đất, để chẩn đoán bệnh này, nông dân nên tiến hành kiểm tra rễ vào tháng 4 hoặc tháng 5. Rễ cây khỏe mạnh sẽ có màu trắng hơi vàng, trong khi rễ bị thối có thể xuất hiện những vết loang lổ màu đen hoặc bị thối tại đầu rễ.

Phương Pháp Quản Lý Bệnh

Để kiểm soát thối rễ dâu trây, việc lựa chọn địa điểm và chuẩn bị mặt bằng trồng cây là rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể:

  • Chọn vùng trồng với đất thoát nước tốt, tránh các vùng đất trũng.
  • Thực hiện luân canh, có thể phủ bật, trồng nhà lưới. Tránh cây họ cải vì chúng là vật chủ cho nấm gây bệnh.
  • Sử dụng giống cây sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng từ các vườn ươm uy tín.
  • Sau khi trồng, tránh tình trạng đất bị nén chặt, kiểm soát lượng nước tưới, phủ lớn mùn vào cuối thu để bảo vệ cây.

Biện pháp hóa học:

Bà con có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Fludioxonil, cyprodinil, ... để phòng trừ giúp hỗ trợ bệnh không lây lan toàn mảnh vườn trồng. 

Khuyến cáo: Thuốc BVTV hóa học có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.

Biện pháp sinh học:

Bón vào đất khi trồng hoặc tưới (phun) vào gốc cây trên mặt đất sau khi trồng chế phẩm sinh học Nấm rễ và Vàng lá héo xanh.

Ứng dụng công nghệ vi sinh đối kháng vượt trội, tác động nhanh chóng, thân thiện môi trường; Chế phẩm sinh học giúp kiểm soát, tiêu diệt nấm khuẩn, kích thích rễ phát triển khỏe, tăng cường kích kháng cho cây trồng chống lại bệnh do nấm khuẩn.

Hướng dẫn sử dụng Nấm rễ và Vàng lá héo xanh:

  • Trị bệnh: 500g Nấm rễ + 500g Vàng lá héo xanh pha với 200 lít nước tưới quanh gốc cây. Tưới nhắc lại 3-4 liệu trình trên một diện tích nhất định. 4-5 ngày tưới nhắc lại để kìm bệnh.
  • Phòng bệnh: 500g Nấm rễ + 500g Vàng lá héo xanh pha với 400 lít nước tưới quanh gốc cây hoặc 500g Nấm rễ + 500g Vàng lá héo xanh trộn với phân, đất rải lên đất trước khi xuống giống. 1 bộ dùng cho 1000-1500m. Sau 10-15 ngày tưới nhắc lại, chú ý vào 3 giai đoạn chính như: giai đoạn cây con, giai đoạn tạo nụ hoa, giai đoạn nuôi hoa quả.

Sản phẩm: