Bệnh mốc sương mai thường gây thiệt hại cho nhiều loại cây trồng như cà chua, ớt, nho, đặc biệt là nhãn và vải. Sự tấn công của nấm bệnh làm cho cành và lá bị thối rữa, dẫn đến hiện tượng rụng quả và có thể dẫn đến mất mùa. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về mốc sương, nguyên nhân gây ra và các biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Mốc Sương Là Gì?
- Mốc sương (hay còn gọi là nấm mốc) là một loại nấm gây bệnh trên cây trồng, đặc biệt là cây vải.
- Bệnh mốc sương do loài nấm Peronophythora litchii gây ra. Nguồn gây bệnh có thể do sợi nấm hoặc bào tử nấm nằm trong những tổ chức bị nhiễm bệnh hoặc trong đất, nước.
- Mốc sương có thể xuất hiện trên lá, hoa và trái, gây ra những vết đen, thối rữa và làm giảm khả năng quang hợp của cây.
Nguyên Nhân Gây Ra Mốc Sương
Mốc sương thường phát triển khi có những điều kiện sau:
- Độ ẩm cao: Mưa nhiều, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho mốc sương phát triển.
- Nhiệt độ thích hợp: Thông thường, nhiệt độ từ 20-25°C là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc.
- Thiếu thông gió: Các vườn vải có tán cây dày, thiếu ánh sáng và không khí lưu thông dễ bị mốc sương tấn công.
- Chăm sóc không đúng cách: Việc bón phân không cân đối hoặc tưới nước không hợp lý cũng có thể dẫn đến sự phát triển của mốc sương.
Biểu Hiện Của Mốc Sương
- Trên lá: xuất hiện ở mép lá trước và lan dần vào giữa. Lá bị nhiễm bệnh nặng sẽ khô và chuyển sang màu nâu.
- Trên hoa, quả: Bệnh hình thành các đốm đen nhỏ trên hoa, quả và bắt đầu lan rộng xung quanh cuống hoa và quả, khiến chúng thối rụng. Trong thời tiết nắng, cuống hoa có thể khô và co lại, trong khi thời tiết ẩm ướt khiến cuống hoa dễ thối và gãy.
Gần thời điểm thu hoạch, trên quả xuất hiện các đốm thấm nước, dần chuyển sang màu đen sẫm và phủ một lớp sợi nấm màu trắng bao phủ một phần hoặc toàn bộ quả.
Biện Pháp Phòng Trừ Mốc Sương
Để phòng trừ mốc sương hiệu quả, người trồng vải có thể áp dụng các biện pháp sau:
Biện pháp canh tác:
- Lựa chọn giống vải có khả năng kháng bệnh.
- Khoảng cách trồng đủ rộng để ánh sáng và gió lưu thông, chú ý tỉa cành tạo độ thông thoáng.
- Tưới nước hợp lý, có thể sử dụng hệ thông tưới nhỏ giọt để kiểm soát độ ẩm.
- Thường xuyên kiểm tra vườn và phát hiện các dậu hiệu bệnh sớm có biện pháp khắc phục.
Biện pháp hóa học:
- Bà con có thể tham khảo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có một số hoạt chất phòng trừ nấm hại như là Propineb, Antracol, … theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khuyến cáo: Thuốc BVTV hóa học có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.
Biện pháp sinh học an toàn:
- Sử dụng Chế phẩm sinh học HT06 (kết hợp với Đồng nano tăng hiệu quả) để phòng trị bệnh mốc sương.
- Thành phần Nấm Chaetomium spp. có trong HT06 với cơ chế tác động kép của nấm đối kháng và Enzyme kích kháng cây trồng tiêu diệt, cô lập các vết bệnh do nấm và vi khuẩn tấn công, ngăn chặn kịp thời sự lây lan của mầm bệnh.
- Ngoài ra, Chaetomium spp. còn giúp kích thích hệ miễn dịch của cây tạo ra chất kháng, chống chọi với nấm khuẩn gây bệnh phấn trắng, thán thư, đốm lá, héo xanh, sương mai,….
- Chế phẩm sinh học là giải pháp tối ưu trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp, sử dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với canh tác nông nghiệp bền vững.
Hướng dẫn sử dụng HT06:
Trị bệnh: Phun đều, ướt đẫm thân – cành – lá và vùng gốc cây, sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày. Khi bệnh đã ngừng gây hại, cây hết bệnh, nên tiếp tục phun phòng định kỳ 3 – 4 lần/vụ.
Phòng bệnh: Phun đều và ướt đẫm thân – cành – lá và vùng gốc cây từ 3 – 4 lần/ vụ.
- Cây ăn trái: Xoài, thành long, sầu riêng, cây có múi, vải, bơ,…pha 250ml cho phuy 200-250 lít nước.
- Cây công nghiệp : Hồ tiêu, cà phê, điều, chè, thuốc lá,…..pha 250ml cho phuy 200-250 lít nước.
- Cây rau màu: Hành lá, Dưa hấu, ớt, cà chua, cây họ đậu,…pha 25ml cho bình 20-25 lít nước.
- Cây trồng khác: Lúa, hoa cúc, mai, lan,…pha 25ml cho bình 20-25 lít nước.
Để tăng khả năng trị bệnh của sản phẩm HT06, khi cây có dấu hiệu của bệnh thán thư nên phun phối hợp HT06 với Đồng nano.
Sản phẩm: