Rệp sáp là một trong những loài gây hại phổ biến và đáng lo ngại trên cây dứa. Chúng gây ra nhiều thiệt hại cho năng suất và chất lượng trái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của người trồng. Dưới đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, biểu hiện, tác hại và cách phòng trừ rệp sáp trên cây dứa.
Rệp sáp và đặc điểm sinh thái
Rệp sáp tấn công cây dứa chủ yếu thuộc loài Dysmicoccus brevipes. Chúng thường xuất hiện trên các bộ phận non của cây như lá, cuống lá, hoa và trái. Rệp sáp hút nhựa cây để sinh sống và phát triển, từ đó làm suy yếu cây trồng.
Đặc Điểm Hình Thái
- Kích Thước: Rệp sáp nhỏ, dài từ 2-4 mm, bề ngang từ 1,5-3 mm, sống tập trung thành bầy ở rễ, gốc lá và quả.
- Trứng: Hình bầu dục, màu trắng trong, đẻ thành bọc với lớp sáp bông trắng bao phủ, thường ở chân lá già và cổ rễ.
- Rệp Non: Mới nở có màu xám, sau lột xác chuyển màu hồng nhạt, chưa có sáp trắng, hoạt động nhanh. Sau 7-10 ngày, chúng bắt đầu hình thành các tua sáp và di chuyển chậm hơn.
- Rệp Trưởng Thành: Hình bầu dục, phủ lớp bột sáp trắng, thân hình mui rùa, có nhiều vạch ngang chia cơ thể thành các đốt. Rìa cơ thể có 18 đôi tua sáp trắng, trong đó đôi thứ 17 dài nhất, gần bằng 1/2 chiều dài cơ thể.
Đặc Điểm Sinh Học và Sinh Thái
- Sinh Sản: Rệp sáp có thể sinh sản đơn tính và lưỡng tính. Con đực có thêm giai đoạn tiền nhộng và nhộng. Mỗi rệp cái đẻ khoảng 300-400 trứng, tỷ lệ nở của trứng khá cao (~80%). Rệp sáp bắt đầu đẻ trứng sau 20-25 ngày từ khi nở, và chu kỳ đẻ trứng kéo dài khoảng 20-30 ngày.
- Vòng Đời: Vòng đời rệp sáp kéo dài từ 42-63 ngày, mỗi năm có khoảng 5-6 lứa.
- Môi Trường: Rệp non sau khi nở tìm chỗ thích hợp để sinh sống, thường ở gốc cây, cuống quả gần mặt đất, đôi khi ở nõn và lá (rệp màu hồng) hoặc trên quả (rệp màu xám).
- Cộng Sinh: Rệp sáp luôn sống cộng sinh với kiến thuộc loài Pheidole, Solenopsis và Camponotus. Kiến sống bằng chất mật do rệp tiết ra, đồng thời chăm sóc và vận chuyển rệp đi khắp nơi.
- Phát Triển: Rệp phát triển nhiều trong điều kiện nóng và ẩm, thiệt hại phổ biến trong mùa khô do rệp tập trung phá hại ở phía gốc cây và cuống quả, cây thiếu nước.
Biểu Hiện cây dứa bị rệp sáp trắng gây hại
- Lá và cuống lá: Xuất hiện các lớp bột trắng hoặc sáp trên bề mặt, lá có thể bị xoăn lại và đổi màu vàng.
- Hoa và trái: Rệp sáp bám vào các cuống hoa và trái, làm cho hoa bị héo, rụng sớm, trái không phát triển được, có thể bị méo mó và có lớp sáp trắng bám ngoài vỏ.
- Rễ: Trong trường hợp nghiêm trọng, rệp sáp cũng tấn công hệ thống rễ, làm cho rễ bị thối và không thể hấp thụ dinh dưỡng.
Tác Hại
- Giảm năng suất: Rệp sáp làm giảm khả năng quang hợp của lá, làm cho cây không thể phát triển tốt, giảm năng suất trái dứa.
- Chất lượng trái kém: Trái bị nhiễm rệp sáp thường méo mó, nhỏ và có chất lượng kém, làm giảm giá trị kinh tế.
- Lan truyền bệnh: Rệp sáp hại dứa, nó còn là môi giới truyền virus gây bệnh héo vàng-đỏ lá dứa (wilt virus).
Biện pháp phòng trừ
Biện Pháp Canh Tác:
- Kiểm soát cỏ dại và tàn dư cây trồng: Loại bỏ cỏ dại và các tàn dư cây trồng xung quanh khu vực trồng dứa để giảm môi trường sống của rệp sáp.
- Tạo độ thông thoáng: Trồng cây với mật độ phù hợp, tỉa cành và lá để tăng cường sự lưu thông không khí, giảm độ ẩm trong vườn.
- Kiểm tra thường xuyên: Thường xuyên kiểm tra vườn dứa để phát hiện sớm sự xuất hiện của rệp sáp và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Đào thải cây bệnh: Khi phát hiện cây bị nhiễm rệp sáp nặng, cần nhổ bỏ và tiêu hủy ngay để tránh lây lan.
Biện Pháp Hóa Học:
- Phun các loại thuốc chứa hoạt chất như Imidacloprid, Thiamethoxam hoặc Dimethoate theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phun định kỳ để kiểm soát rệp sáp.
- Sử dụng thuốc trừ sâu xử lý đất trước khi trồng để tiêu diệt rệp sáp trong đất.
Khuyến cáo: Thuốc BVTV Phòng trừ và kiểm soát côn trùng chích hút có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định
Biện Pháp Sinh Học:
- Tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài thiên địch trên ruộng vườn.
- Phòng trừ rệp sáp bằng thuốc trừ sâu rầy sinh học. Chế phẩm sinh học HT Chích hút với thành phần có chứa các chủng vi sinh có lợi là nấm xanh (Metarhizium spp.) và nấm trắng (Beauveria spp.) có tác dụng ký sinh và tấn công vào cơ thể rầy mềm làm chúng chúng mất khả năng di chuyển và chết đi sau 2 – 4 ngày. Ngoài ra, HT Chích hút có khả năng xâm nhập và tiêu diệt các loại côn trùng khác như Bọ trĩ, bọ nhảy, nhện đỏ, sâu hại,…
- HT chích hút là giải pháp sinh học chi phí thấp giúp quản lý và phòng trừ rệp sáp hiệu quả giảm thiểu sự bùng phát dịch hại trên đồng ruộng. Sử dụng chế phẩm tạo ra sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, chất lượng, canh tác bền vừng cho nền nông nghiệp.
Hướng dẫn sử dụng HT CHÍCH HÚT:
- Phun lá: Pha 30g sản phẩm cho 20 -25 lít nước, phun đều lên cây và phun xuống mặt đất theo tán vào gốc. Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3 – 5 ngày. Sau đó phun định kỳ 3/4 lần/vụ.
- Tưới gốc: Trộn 100 lít nước vào 100g sản phẩm tưới theo tán cây trồng.
Chú ý: Với mật độ rệp sáp quá cao, bà con sử dụng kết hợp sản phẩm với Đồng nano để tăng hiệu quả tiêu diệt, phòng trừ rệp sáp và các loại côn trùng gây hại khác.
Sản phẩm