Trichoderma trong Nông Nghiệp – Nấm đối kháng với vai trò quan trọng

Không còn xa lạ với bà con nông dân, Trichoderma là một trong các loại nấm đối kháng phổ biến được sử dụng trong Nông nghiệp đặc biệt là Nông nghiệp sạch, nông nghiệp canh tác theo hướng hữu cơ với cơ chế và tính năng phân giải chất hữu cơ, quản lý nấm bệnh,…. đặc biệt hiệu quả cửa mình. Nhu cầu nông sản sạch ngày càng cao khiến việc sử dụng Trichoderma ngày càng phổ biến. Cùng Nông nghiệp HT tìm hiểu cụ thể hơn về loại nấm đối kháng này nhé!

Nấm đối kháng Trichoderma là gì?

Trichoderma được biết đến là một chủng nấm bất toàn, chúng có thể tồn tại trên môi trường thuận lợi khoảng 18 tháng, nhưng rất dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao kéo dài trong 2 giờ. Hầu hết các chủng nấm Trichoderma đều có lợi cho cây trồng. Một số giúp cố định đạm trong đất, số khác phân giải lân hoặc tấn công tiêu diệt các loài nấm bệnh gây hại cho cây trồng. Do tính chất đối kháng với nấm bệnh, nên được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp và được xem là “thiên địch” của các loài nấm, khuẩn gây hại.

Hiện nay, có khoảng 33 loài nấm Trichoderma được tìm thấy. Trong đó, phải kể đến một số dòng phổ biến có khả năng sản sinh ra chất ức chế tiêu diệt nấm, khuẩn gây hại và tuyến trùng như:
– Trichoderma harzianum
– Trichoderma atroviride
– Trichoderma viride
– Trichoderma reesei
– Trichoderma asperellum

Cơ chế đối kháng của nấm Trichoderma:

  • Tiết ra enzyme tiêu diệt nấm bệnh: loại enzyme này có khả năng làm tan vách tế bào của các loại nấm khác. Tiếp đó, tấn công vào bên trong loài nấm gây hại, biến chúng thành thức ăn, tạo nên những hợp chất hữu cơ có ích.
  • Cạnh tranh dinh dưỡng: Khi phát triển đạt đến số lượng thì khả năng cạnh tranh dinh dưỡng đối với các loại nấm gây hại khác càng cao khiến nấm hại không còn khả năng phát triển.
  • Tiết ra chất kháng sinh: có tác dụng như một chất kìm hãm sự tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh. Đồng thời nó là một “ký sinh” giết chết các loài gây bệnh, tiết ra các enzyme phân hủy chúng. Nấm trichoderma sinh sản vô tính theo cấp số nhân, sinh trưởng mạnh mẽ với nhiệt độ từ 25-30 độ C, tồn tại trên môi trường thuận lợi khoảng 18 tháng. Có thể bị hủy diệt dưới ánh nắng kéo dài trong 2 giờ với nhiệt độ cao và trời mưa nhiều ngày.
  • Cơ chế ký sinh trên nấm bệnh: Giết chết các tác nhân gây bệnh bằng cách xâm nhập vào bên trong loài nấm gây hại và tiết ra những chất (enzyme) để phân hủy chúng. Không chỉ ký sinh trên nấm bệnh, Trichoderma còn ký sinh và tiêu diệt tuyến trùng rất hiệu quả.

Ứng dụng Nấm Trichoderma trong nông nghiệp:

  • Xử lý đất: Với khả năng quản lý và tiêu diệt các loại nấm bệnh gây hại trên cây trồng. Ngoài ra, trichoderma có các cơ chế tiết chất kích thích cho cây phát triển cũng như cải thiện độ phì nhiêu cho đất. Trichoderma được sử dụng giai đoạn xử lý đất và suốt quá trình sinh trưởng của cây.
  • Ủ phân hoai mục: Nấm đối kháng Trichoderma có thể sử dụng để ủ phân gia súc, bả cà phê, rơm rạ, tro trấu,…hay các phụ phẩm nông nghiệp khác. Các nguyên liệu này rất tốt cho cây trồng, tuy nhiên, nếu sử dụng trực tiếp sẽ có rất nhiều vi sinh vật gây hại. Vì vậy, trong quá trình ủ phân, bà con nên bổ sung thêm các chế phẩm sinh học để phòng trừ nấm, khuẩn gây hại, vừa giúp giảm mùi hôi, giúp đẩy nhanh tiến trình phân giải và tiết kiệm được thời gian ủ phân, tạo thành phân bón hữu cơ.
  • Chế phẩm Trichoderma dùng trực tiếp cho cây: Ngoài ra, tác dụng của nấm Trichoderma còn được nghiên cứu và ứng dụng để tạo nên những sản phẩm vi sinh sử dụng trực tiếp trên cây trồng như: 
    + Sử dụng nấm Trichoderma tưới gốc cho cây: Bà con có thể mua các sản phẩm Trichoderma dạng bột hòa tan hoặc sử dụng trực tiếp chế phẩm nấm Trichoderma dạng nước để tưới gốc cho cây trồng. 
    + Bón cho cây: Nấm đối kháng Trichoderma còn có thể trộn trực tiếp vào giá thể ươm cây hoặc kết hợp với phân bón để phòng ngừa các loại nấm loại nấm bệnh tăng khả năng hút dinh dưỡng giúp cho bộ rễ của cây phát triển mạnh mẽ ngay từ những giai đoạn đầu tiên. 

Sự khác biệt giữa xử lý đất bằng vôi và sản phẩm vi sinh Trichoderma 

Ngoài các phương pháp xử lý đất truyền thống như: Bón vôi, cày xới,…thì hiện nay bà con đang dần chuyển sang sử dụng các chế phẩm sinh học nhiều hơn, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ nấm Trichoderma. 

So sánh sự khác biệt giữa xử lý đất bằng vôi và sản phẩm vi sinh Trichoderma qua các ưu và nhược điểm: 

* Ưu điểm 

Vôi Trichoderma 
– Giá thành rẻ 
– Điều hòa độ pH đất 
– Cung cấp canxi cho cây trồng 
– Làm giảm độc tốc của kim loại trong đất (Fe, Al, Mn,…) 
– Tăng cường hệ vi sinh vật có ích, giúp tăng độ phì nhiêu đất 
– Phòng trừ nấm, khuẩn gây hại cho cây trồng có trong đất 
– Phân giải các chất hữu cơ khó tan thành dưỡng chất cho cây trồng. 
– An toàn cho con người và được khuyên dùng trong canh tác hữu cơ 

* Nhược điểm 

Vôi Trichoderma 
– Bón quá nhiều vôi sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh 
– Làm mất đạm trong đất, khiến cây bị thiếu dinh dưỡng 
– Bón nhiều vôi còn làm đất có tính bazo, khiến rau màu kém phát triển 
– Giá thành trung bình, cao 
– Đa dạng sản phẩm, nguồn gốc khiến bà con không biết nấm Trichoderma loại nào tốt 

Sản phẩm Trichoderma HT và cách sử dụng hiệu quả:

Thành phần: Vi sinh ts: Cheatomium spp., Trichodema spp., Bacillus spp.:1×10^CFU/MJ; pH: 5-7; Tỷ trọng: 0,9-1;

  • Ủ phân, xác thực vật: 500ml sử dụng cho 5-6 m3, sau 1-2 tháng thì có thể sử dụng được thành phẩm.
  • Phun lá, tưới gốc: Sủ dụng 500ml sản phẩm hòa tan với 200-400 lít nước. Sủ dụng được vào các giai đoạn của cây trồng.

Bài viết chia sẻ hơi dài, hy vọng sẽ giúp ích cho bà con có thêm kiến thức và hiểu thêm về sản phẩm có chứa thành phần Trichoderma cho cây trồng.