Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các sản phẩm hóa chất được sử dụng trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Có tác dụng giúp ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng có thể gây hại đến cây trồng, lâm sản (sâu, bệnh, cỏ dại, côn trùng gây hại và động vật gặm nhấm). Dựa trên các đối tượng gây hại chia thuốc bảo vệ thực vật thành một số loại như:
- Thuốc diệt trừ các loại cỏ dại
- Thuốc trừ sâu, nhện, rệp, côn trùng gây hại
- Thuốc trừ nấm, vi sinh vật, vi khuẩn có hại
- Thuốc điều hòa, kích thích sinh trưởng, phát triển ở cây trồng
Bên cạnh những lợi ích mà thuốc bảo vệ thực vật đem lại cho ngành nông nghiệp thì những ảnh hưởng của nó gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe con người, môi trường cũng. Hiện nay thực trạng nền nông nghiệp nước ta đang “báo động đỏ” về dư lượng BVTV trong nông sản, môi trường gây nên những hậu quả rất nặng nề:
Tồn dư thuốc BVTV trong nông sản cao như hiện nay gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người nông dân, người tiêu dùng
Hóa chất BVTV ngấm dần và tích tụ trong đất sẽ gây hại tới hệ vi sinh vật khiến đất trở nên bạc màu, mất dinh dưỡng, giảm năng suất nông sản. – Không những thế, hóa chất trừ sâu còn gây hại tới các loại thiên địch có lợi trong vườn, kích thích khả năng kháng của sâu, gây mất cân bằng sinh thái từ đó dẫn đến dịch hại bùng phát trên quy mô lớn.
Việc canh tác Hóa học và số lượng như hiện nay còn là trở ngại lớn trên con đường xây dựng vị thế nông sản Việt trên trường quốc tế.
Vì vậy, việc dịch chuyển sang xu hướng canh tác hữu cơ sinh học là giải pháp tối ưu giúp mang lại một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững.
Để hạn chế những hậu quả không tốt do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần lưu ý:
– Chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp thực sự cần thiết, tránh lạm dụng thuốc và chỉ dùng loại ít độc đối với sức khỏe con người, gia súc.
Phòng nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động:
– Tất cả các thuốc bảo vệ thực vật phải đựng trong các chai, hộp, bao bì kín có đầy đủ nhãn hiệu, không giao cho một người nào cất giữ tại nhà mà phải có kho riêng biệt và sắp xếp ngăn nắp.
– Kho thuốc bảo vệ thực vật phải ở nơi cao ráo, xa nhà dân ở, xa các nơi tập trung đông người như trường học, chợ, bến xe.
– Có quy chế bảo quản, phân phát thuốc bảo vệ thực vật thật chặt chẽ để tránh nhầm lẫn và sử dụng bừa bãi.
– Pha loãng thuốc đúng nồng độ quy định (Dùng bao nhiêu pha bấy nhiêu.)
– Không ăn uống, nói chuyện, hút thuốc lá khi làm việc trong kho và khi cấp phát thuốc độc.
– Khi pha loãng thuốc bảo vệ thực vật nên đứng đầu hướng gió, pha nơi thoáng, rộng rãi.
– Khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ; phun bằng máy bay, máy bơm có động cơ, máy bơm tay; thực hiện khi trời râm mát; ruộng phun thuốc bảo vệ thực vật phải quản lý chặt 5-7 ngày, không để người và gia súc đi vào để tránh nhiễm độc; việc thu rau, quả, cây lương thực được tiến hành sau lần phun cuối bình quân từ 20-25 ngày trở lên tùy theo thời gian cách ly của từng loại hóa chất bảo vệ thực vật để tránh hại cho người sử dụng.
– Tẩy độc thuốc bảo vệ thực vật: Dùng nước xà phòng 3-5%, nước vôi sô-da 3-5% súc rửa nhiều lần các chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật; quần áo bảo hộ lao động và phương tiện cá nhân ngâm vào nước sút xà phòng vài giờ rồi giũ sạch nhiều lần
– Hủy thuốc còn thừa: Chôn sâu ít nhất 0,5m tại bãi hoang xa nhà dân, xa nguồn cung cấp nước, xa bãi chăn thả gia súc, mỗi hố chôn ≤200g, có thể ngâm tiếp xúc trong nhiều giờ với vôi tôi ( 3lít vôi tôi cho 100g thuốc trừ sâu).