pH ĐẤT LÀ GÌ? – CÓ QUAN TRỌNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP?

Lá xanh, cây khỏe mát lòng

Cây mà chậm lớn, nóng lòng thêm phân

Để cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì môi trường đất là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong các tiêu chí đất trồng, pH trong đất là thang đo quan trọng, giúp xác định được hiện trạng trong đất có phù hợp với cây trồng hay chưa.

Mỗi loại cây trồng thích hợp với mỗi loại đất khác nhau. Vì vậy việc kiểm tra pH đất là cần thiết và cần làm thường xuyên, pH đất trồng không chỉ tác động đến quá trình sinh trưởng phát triển mà còn là yếu tố tác động đến khả năng phát sinh, phát triển các dịch bệnh trên cây trồng.

Độ pH của đất còn gọi là phản ứng của đất có chỉ số thước đo từ 1 – 14, được đánh giá bằng nồng độ của ion H+ và OH- có trong đất, chính là chỉ số đánh giá mức độ chua hay kiềm trong đất.

pH = 7 là đất trung tính.

pH < 7 đất có tính axit (đất chua).

pH > 7 đất có tính kiềm.

Bảng biểu thị mức độ chua của đất thông qua thang độ pH

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của đất:

Thời tiết, khí hậu

Sự thay đổi về nhiệt độ, cường độ ánh sáng, lượng mưa,… sẽ làm thay đổi độ pH của đất. 

  • Mưa nhiều đất bị rửa trôi đi chất dinh dưỡng tốt, làm giảm nồng độ chất trong đất. Nước mưa khi tiếp xúc với các chất vô cơ như xác động vật, lá cây,… có hiện tượng phản ứng hóa học tạo axit gây giảm nồng độ pH của đất. Một số khu vực có nhiều khí thải công nghiệp thì nước mưa có nồng độ axit cao hơn, khi nước mưa xuống đất làm tăng độ chua (tính axit) của đất. 
  • Một số vùng lượng mưa thấp hay khô cằn thì đất có độ kiềm cao. Nguyên nhân do thiếu nước nên nồng độ khoáng và muối sẽ vượt qua giá trị pH trung bình. 

Ngoài ra, nhiệt độ và ánh sáng góp phần làm bốc hơi nước nhanh hơn, làm giảm độ ẩm và từ đó gây biến đổi độ pH

Phân bón

Việc bón phân cũng góp phần giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Phân bón có tác động trực tiếp và nhanh chóng đến độ pH của đất. Phân bón Nitơ sẽ làm giảm độ pH của đất, phân bón hữu cơ thì lại axit hóa ngay khi gặp nước. 

Cây trồng

Yếu tố quyết định độ pH ban đầu của đất là là loại cây trồng trọt ở vùng đất đó. Đất ở nơi có nhiều lá cây, sinh vật chết thì độ pH sẽ thấp nhưng tính axit lại cao. Vì vậy, đất ở dưới cây cỏ thường có tính axit thấp hơn so với đất ít cỏ và dưới tán cây lớn. 

Nguồn nước

Độ pH nguồn nước cũng gây ảnh hưởng đến độ pH của đất. Lượng nước tưới tiêu cho đất có tính axit hoặc bazo cao thì độ pH của đất sẽ biến đổi theo độ pH của nước. Cần để ý độ pH của nước trước khi quyết định tưới tiêu cho đất trồng của mình.  

Đất canh tác

Đất canh tác cũng góp phần làm biến đổi độ pH của đất. Đất khoáng sét thì tính axit cao; trong khi đất đá vôi lại có tính kiềm cao. Cấu trúc đất trồng có thể hiệu chỉnh độ pH của đất. Đất cát sẽ dễ cải tạo hơn đất khoáng sét. Hãy xác định loại đất canh tác phù hợp để trồng trọt. 

Các dưỡng chất có trong đất

Tùy vào loại cây trồng sẽ có mực độ pH phù hợp để phát triển và sinh trưởng tốt hơn. Do đó, độ pH quá thấp thì cây sẽ gặp tình trạng nhiễm độc.

Nếu độ pH quá cao thì một số dưỡng chất như sắt sẽ ở dạng liên kết. Vì vậy, cây trồng không hấp thu được, thiếu sắt cây sẽ gặp tình trạng mất chất diệp lục, chuyển dần sang màu vàng, quang hợp kém và khó khăn trong quá trình tổng hợp thức ăn. Kết quả cây sẽ phát triển kém, suy dinh dưỡng và còi cọc.   

  • pH đất thấp sẽ ức chế sự sinh trưởng và khả hút dinh dưỡng của rễ non, hiệu suất sử dụng phân bón của cây giảm, không tự tổng hợp được các khoáng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển.
  • Làm cây khó phát triển, còi cọc và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra hoa đậu trái.
  • pH đất thấp sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm khuẩn gây hại phát triển mạnh, ức chế sự phát triển của nấm khuẩn có lợi làm cho cuộc chiến tranh lợi hại không cân xứng. Giảm hiệu suất chuyển hóa và phân giải các chất hữu cơ trong đất của vi sinh vật có lợi, bộ rễ của cây bị nấm khuẩn gây hại tấn công.
  • pH đất thấp dẫn đến tình trạng sét hóa, chai đất do bón phân quá nhiều, dư thừa và pH thấp làm kết tủa các thành phần trong đất dẫn tới hình thành các loại muối có hại và gây hiện tượng sét hóa, chai cứng bề mặt đất.
  • Đất chai cứng, bó chặt bộ rễ của cây, gây xót rễ, giảm khả năng trao đổi oxy của rễ trong đất nên cây kém phát triển, còi cọc và lụi dần.

VÌ VẬY: Việc kiểm soát pH đất là vô cùng quan trọng,nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng và đất canh tác. Bà con chú ý thực hiện các biện pháp để cân bằng pH giúp cây trồng phát triển tốt và đạt năng suất thu hoạch cao nhé!

Một số các kiểm tra độ pH đất:

Đo trực tiếp:

  • Tạo một lỗ trong đất bằng mũi khoan hoặc thước (Độ sâu giữa các lần đo phải giống nhau).
  • Thêm nước cất hoặc nước khử ion sao cho đất đủ ẩm, không cho quá nhiều, tránh việc làm tan hết đất vào nước.
  • Cắm thiết bị đo pH của đất vào lỗ, chờ đọc kết quả.

 Đo bằng giấy chỉ thị độ pH:

  • Nhúng giấy chỉ thị độ pH vào dung dịch sao cho nước ngấm hết bề mặt giấy, chờ 1 phút xem sự thay đổi màu.
  • So sánh màu sắc giấy với bảng màu để xác định độ pH của đất. Màu giấy chỉ thị ứng với chỉ số nào của thang đo thì đó là giá trị độ pH của đất cần kiểm tra.

Sử dụng dụng cụ đo độ pH của đất:

  • Cho vào ống đong hỗn hợp đất, nước cất hoặc nước khử ion và vài hóa chất.
  • Hóa chất phản ứng với độ pH và đổi màu.

 Đo pH của đất bằng máy đo pH:

  • Nhúng kim đo vào mẫu thử, trên thân máy sẽ có đồng hồ hiển thị số pH.

Sử dụng hóa chất để đo độ pH của đất:

  • Hóa chất đo độ pH của đất cần phải tinh khiết và được điều chế, do đó nó chỉ được dùng tại các phòng thí nghiệm cũng như người thực hiện phải có trình độ kiến thức tốt.

Mời bà con tham khảo 4 bước xử lý đất trước vụ để giúp cân bằng pH đất, cải thiện hệ sinh thái đất, cho một vụ mùa bội thu:

4 bước xử lý đất để cân bằng pH đất, tiêu diệt nấm hại, bổ sung nấm khuẩn có lợi trước khi xuống giống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *