Nguyên nhân và điều kiện phát triển bệnh:
- Do nấm Ustilaginoidea virens (Cooke) Taka gây ra.
- Bệnh phát triển ở điều kiện nhiệt độ 24-30℃, ẩm độ > 75%, bệnh lây lan qua nước, gió và côn trùng.
- Bào tử nấm phát tán mạnh nhất vào khoảng 22 giờ đêm.
- Các bào tử nang hình thành từ hạch nấm, sau đó hình thành bào tử vách dày và nhờ gió đưa đi xâm nhiễm vào các bông lúa trong giai đoạn từ khi phơi màu đến khi chín.
- Vào thời điểm thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm tăng cao, bón nặng đạm về cuối vụ, cây lúa phát triển mạnh thân lá… tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển. Bệnh hoa cúc gây hại trên nhiều giống lúa, đặc biệt có xu hướng gây hại nặng trên các giống lúa lai. (Đặc biệt gây hại nhiều ở vụ Đông Xuân).
Triệu chứng và biểu hiện bệnh trên lúa:
Bệnh hoa cúc gây hại từ giai đoạn lúa phơi màu cho tới khi lúa chín.
Hạt lúa bị nhiễm bệnh sớm từ lúc lúa mới bắt đầu phơi màu, cả bầu hoa bị phá hủy, nhưng các cuống nhụy, đầu nhụy, và thùy bao phấn vẫn còn nguyên vẹn.
Hạt bị bệnh khi chín, là khi các bào tử tích tụ lại trên nhân hạt, phình to ra, vỏ hạt bị ép sang 1 phía. Khi đó nấm tiếp xúc với với nội nhũ và phát triển mạnh, chiếm chỗ và bao bọc toàn bộ hạt.
Bệnh gây hại ngay trên vỏ trấu và trong hạt. Hạt lúa xuất hiện những khối nấm hồng bao phủ cả vỏ hạt. Bệnh nặng hạt gạo bị lép, biến màu (có thể có mùi mốc),…
Nấm xâm nhiễm vào hạt, biến từng hạt riêng rẻ của bông lúa thành khối bào tử hình tròn dạng nhung mịn.
Lúc đầu khối bào tử nhỏ, sau đó to dần (đường kính có thể đạt 1cm), có một lớp màng mỏng bao phủ, trơn nhẵn màu vàng, màng bị vỡ rách do khối bào tử sinh trưởng và có màu có màu vàng da cam rồi chuyển thành màu xanh nâu hoặc đen xanh nhạt.
Bệnh thường chỉ gây hại trên một vài hạt trên bông lúa bị bệnh, khi bệnh nặng có nhiều hạt trên bông lúa bị bệnh.
Biện pháp phòng trừ và khắc phục:
Tuyệt đối không sử dụng giống của ruộng bị bệnh từ các vụ trước.
Trước khi ngâm ủ giống, xử lý hạt giống bằng nước có nhiệt độ 54oC trong vòng 15 phút, sau đó ngâm ủ bình thường.
Sau mỗi vụ thu dọn sạch rơm rạ, cỏ rác trên ruộng. Trước khi xuống giống cày bừa kỹ để giảm bớt nguồn nấm bệnh.
Vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, ngâm dầm để tiêu diệt bào từ và hạch nấm. Không cấy, sạ lúa quá dầy.
Chăm sóc hợp lý để tăng khả năng chống bệnh. Bón phân cân đối NPK và bón theo tiêu chí “nặng đầu, nhẹ cuối” (Không bón tập trung nhiều phân đạm vào thời kỳ sau khi lúa đã trỗ để hạn chế bớt bệnh).
Áp dụng kỹ thuật canh tác theo chương trình “ba giảm – ba tăng”
Những sản phẩm hữu cơ cho lúa hữu ích: https://shopee.vn/nongnghiepht38