Bệnh héo rũ là một trong những bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng trên cây đậu phộng. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn tác động đến chất lượng hạt đậu. Nhận biết sớm và áp dụng biện pháp phòng trị kịp thời là điều cần thiết để bảo vệ mùa màng.
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh
Bệnh héo rũ trên cây đậu phộng thường do hai nhóm tác nhân chính gây ra:
Nấm gây bệnh:
- Nấm Aspergillus Niger là tác nhân chính gây hiện tượng gốc cây bị mốc đen, trong khi Sclerotium Rolfsii gây héo rũ với mốc trắng ở gốc cây.
- Ban đầu, lá cây chuyển dần từ xanh sang vàng và có biểu hiện héo rũ. Phần cổ rễ và thân dưới mặt đất sẽ ngả màu nâu, dần dần bị thối mục và teo nhỏ.
- Khi nhổ cây, phần gốc dễ bị đứt. Quan sát bộ rễ sẽ thấy bám nhiều mốc trắng và đen. Một thời gian ngắn sau, cây sẽ khô héo hoàn toàn và chết.
Vi khuẩn gây bệnh:
- Một số loại vi khuẩn thường lây truyền qua đất hoặc nước, cũng là nguyên nhân gây ra bệnh héo rũ.
- Thời điểm tấn công lý tưởng của chúng thường là giai đoạn cây bắt đầu ra hoa và đậu trái. Bệnh thường bắt đầu với hiện tượng héo ở phần ngọn, sau đó lan xuống các lá bên dưới.
- Triệu chứng đặc trưng gồm việc lá cây héo vào ban ngày nhưng phục hồi tạm thời vào buổi tối. Chỉ sau khoảng 2-3 ngày kể từ khi nhiễm bệnh, toàn bộ cây sẽ chết.
- Phần thân gần gốc cây chuyển thành màu nâu sẫm, khi bóp nhẹ sẽ thấy chảy ra dịch trắng đục. Quan sát rễ cây sẽ phát hiện chúng bị nhũn, úng và thối màu nâu.
Bệnh này phát triển rất nhanh khi thời tiết ẩm, nhiệt độ cao và trên những ruộng lạc trồng ở đất khó thoát nước hoặc đất thịt nặng, trên đất trồng lạc liên tục nhiều năm hoặc xen canh với các cây họ đậu khác.
Biện pháp phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh:
- Sử dụng giống đậu phộng kháng bệnh.
- Xử lý hạt giống bằng các dung dịch khử trùng trước khi gieo.
- Đảm bảo luân canh cây trồng, tránh gieo liên tục đậu phộng trên cùng một diện tích.
- Kiểm soát độ ẩm đất và tránh ngập úng.
- Trị bệnh:
- Khi phát hiện cây bị bệnh, nhổ bỏ ngay cây bệnh để tránh lây lan.
- Sử dụng các loại thuốc trị nấm và vi khuẩn phù hợp, như carbendazim, mancozeb.
- Cải tạo đất bằng cách bón vôi hoặc các chế phẩm sinh học giúp cân bằng vi sinh.
Chế phẩm sinh học:
- Bón vào đất khi trồng hoặc tưới (phun) vào gốc cây trên mặt đất sau khi trồng chế phẩm sinh học Nấm rễ và Vàng lá héo xanh , HT Héo xanh.
Ứng dụng công nghệ vi sinh đối kháng vượt trội, tác động nhanh chóng, thân thiện môi trường; Chế phẩm sinh học giúp kiểm soát, tiêu diệt nấm khuẩn, kích thích rễ phát triển khỏe, tăng cường kích kháng cho cây trồng chống lại bệnh do nấm khuẩn.
Hướng dẫn sử dụng Nấm rễ và Vàng lá héo xanh:
- Trị bệnh: 500g Nấm rễ + 500g Vàng lá héo xanh pha với 200 lít nước tưới quanh gốc cây. Tưới nhắc lại 3-4 liệu trình trên một diện tích nhất định. 4-5 ngày tưới nhắc lại để kìm bệnh.
- Phòng bệnh: 500g Nấm rễ + 500g Vàng lá héo xanh pha với 400 lít nước tưới quanh gốc cây hoặc 500g Nấm rễ + 500g Vàng lá héo xanh trộn với phân, đất rải lên đất trước khi xuống giống. 1 bộ dùng cho 1000-1500m2 . Sau 10-15 ngày tưới nhắc lại, chú ý vào 3 giai đoạn chính như: giai đoạn cây con, giai đoạn tạo nụ hoa, giai đoạn nuôi hoa quả.
Sản phẩm: