Cà rốt là một trong những loại cây trồng kinh tế cao, được ưa chuộng trên thị trường nhờ giá trị dinh dưỡng và sự phổ biến trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, loài tuyến trùng rễ gây hại đang trở thành mối đe dọa lớn cho việc canh tác cà rốt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tuyến trùng rễ, tác hại mà chúng gây ra và cách khắc phục hiệu quả.
Tuyến Trùng Rễ Là Gì?
Tuyến trùng rễ là những sinh vật nhỏ bé, thuộc nhóm giun tròn (Nematoda). Chúng xâm nhập và ký sinh trong rễ cây, gây ra tổn thương nghiêm trọng cho bộ rễ. Loài phổ biến nhất trên cây cà rốt là Meloidogyne spp., thường được gọi là tuyến trùng nốt sần.
Tác nhân gây biến dạng và điều kiện phát sinh phát triển của bệnh:
Tuyến trùng Meloidogyne sp.:
- Đây là loại tuyến trùng sống ký sinh bên trong rễ và không di chuyển ra ngoài.
- Chúng tạo ra các đường hầm trong rễ để hút chất dinh dưỡng. Sau khi xâm nhập, tuyến trùng cái phát triển phình to và đẻ trứng xung quanh hoặc dưới rễ.
- Loài này thường gây ra các triệu chứng như nốt sần nhỏ hoặc u sưng bất thường trên rễ cây.
Tuyến trùng Pratylenchus sp.:
- Loại tuyến trùng này di động và cũng sống ký sinh bên trong rễ cây. Ban đầu, chúng tập trung trên bề mặt rễ, sử dụng kim chích để tấn công các tế bào rễ nhỏ.
- Sau khi xâm nhập vào bên trong, chúng sinh sản nhanh chóng, làm số lượng ký sinh tăng cao. Tuyến trùng có thể rời khỏi rễ, sống tạm trong đất và tìm cây mới để tấn công.
- Loài này thường gây hiện tượng củ cà rốt bị nứt hoặc biến dạng thành hình dạng “chĩa”.
Các yếu tố góp phần làm bệnh lây lan và phát triển:
- Tàn dư cây bệnh: Nông dân không thu gom và tiêu hủy cây bệnh, khiến nguồn bệnh lan rộng.
- Trồng liên tục qua nhiều vụ: Việc trồng cà rốt liên tiếp mà không luân canh cây trồng dễ làm tuyến trùng tích tụ trong đất.
- Công cụ lao động: Máy móc, giày dép, hoặc gia súc trong vườn có thể vô tình phát tán tuyến trùng.
- Phạm vi ký chủ rộng: Tuyến trùng không chỉ gây hại cho cà rốt mà còn tấn công nhiều loại cây khác như cây họ thập tự (cải bắp, củ cải), cà chua, ớt…
Biểu hiện tuyến trùng hại cà rốt

Phần phía trên mặt đất:
- Cây cà rốt thường có dấu hiệu còi cọc, chậm phát triển rõ rệt và thân cây thấp. Lá trở nên vàng úa, khô héo, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, do rễ bị tổn thương không đủ khả năng hút nước và dinh dưỡng.
- Đối với những cây còn nhỏ, quá trình sinh trưởng có thể bị đình trệ hoàn toàn, khiến cây dễ chết hoặc không thể phát triển thành củ.
Phần dưới mặt đất (Củ và Rễ):
- Rễ cây xuất hiện nhiều rễ phụ mọc bất thường xung quanh củ. Trên bề mặt rễ và củ hình thành các nốt nhỏ tròn li ti hoặc các khối u sưng do tuyến trùng tạo ra.
- Củ cà rốt bị biến dạng nghiêm trọng, có các hiện tượng như:
- Bị nứt dọc hoặc ngang.
- Bề mặt củ trở nên sần sùi, không nhẵn mịn như bình thường.
- Củ có những phần u sưng, phồng to bất thường.
- Củ bị chỉa ra nhiều nhánh, làm giảm đáng kể giá trị thương mại và chất lượng sử dụng.
Hậu quả
- Hủy Hoại Rễ: Tuyến trùng làm cho rễ cây bị phình to bất thường, mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng.
- Giảm Năng Suất: Rễ bị tổn thương dẫn đến cây phát triển chậm, củ nhỏ, biến dạng và giảm chất lượng.
- Lan Rộng Dịch Hại: Tuyến trùng có khả năng phát tán qua đất và nước, dễ lây nhiễm sang diện tích trồng mới.
Biện Pháp Phòng Trừ
Phòng bệnh
- Xử lý hạt giống kỹ lưỡng trước khi gieo.
- Chọn đất thoát nước tốt và duy trì vệ sinh khu vực trồng.
- Luân canh với cây ít bị tuyến trùng để giảm nguồn bệnh.
Xử lý khi bệnh xuất hiện
Nhổ bỏ cây bệnh và xử lý đất xung quanh để ngăn lây lan.
Hóa học: Sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất Ethoprophos để kiểm soát tuyến trùng.
Biện pháp sinh học:
- Tưới bằng chế phẩm sinh học Tuyến trùng rễ HT sử dụng định kỳ 2-3 lần/năm để nâng cao hiệu suất sử dụng.
- Với thành phần hoàn toàn là sinh học từ các chùng vi sinh có lợi, nấm đối kháng mạnh như: Bacillus spp.,Trichodema spp.,Saccharomyces cerevisiae,.. giúp phục hồi bộ rễ sưng, sần, u, bướu do tuyến trùng rễ gây nên, dẫn đến cây bị vàng lá, còi cọc và chết dần; Tăng độ pH trong đất, hạn chế sinh sản của tuyến trùng rễ. ; Bảo vệ bộ rễ, ra rễ mạnh,khỏe cây giúp hạn chế các bệnh ở rễ. ; An toàn tuyệt đối khi sử dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hướng dẫn sử dụng Tuyến trùng rễ HT:
- Tưới gốc: Sử dụng 500g sản phẩm hào tan cho 200 lít nước, tưới 5-6 lít nước/gốc.
- Rải gốc: 500g sản phẩm trộn chung với các loại phân bón(NPK, phân vi sinh, phân chuồng,..). Tiến hành bón cho diện tích 500-1000m2.
Lưu ý:
- Mùa khô nên tưới ẩm đất trước rồi tưới sản phẩm sau.
- Sau 7 – 10 ngày sử dụng mới dùng thuốc BVTV hóa học tưới gốc.
Sản phẩm: