BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Bệnh do nấm pyricularia oryzae gây ra.
  • Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của lúa (Từ thời kỳ cây con đến khi thu hoạch).
  • Nấm bệnh gây hại trên các bộ phận như lá, thân, cổ bông, cổ gié hoặc hạt lúa.

(Đạo ôn lá, Đạo ôn cổ bông).

Điều kiện phát triển bệnh:

  • Bệnh đạo ôn lúa phát triển mạnh trong điều kiện:
  • Thời tiết âm u, ít nắng.
  • Sáng sớm có sương mù hay trời có mưa phùn, trong khoảng nhiệt độ từ 18 – 26oC, ẩm độ cao 90%.
  • Thời tiết về đêm có sương mù nhiều thì bệnh phát triển mạnh.
  • Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao.
  • Trên những ruộng bón thừa đạm, thiếu kali, thường xuyên khô hạn.

Triệu chứng, biểu hiện bệnh:

Trên lá:

Lúc đầu vết bệnh rất nhỏ chỉ bằng mũi kim xung quanh có quầng màu vàng ở giữa vết bệnh màu xám nhạt sau chuyển sang màu nâu đen lan rộng và hình thoi ở giữa có màu xám tro.

Khi bệnh nặng vết bệnh sẽ nối tiếp nhau tạo mảng lớn gây cháy cả lá và chết cây.

Trên thân:

Cổ bông và cổ gié: Vết bệnh xuất hiện trên thân, cổ bông, cổ gié lúa

Ban đầu chỉ là một vết nhỏ màu xám sau chuyển thành màu nâu ăn quanh thân, cổ bông và cổ gié lúa, khi bị nấm xâm nhiễm mạch dẫn dinh dưỡng sẽ bị cắt đứt, khiến cả bông lúa bị lép.

Trên hạt:

Biểu hiện bệnh là những đốm tròn màu nâu trên vỏ trấu nếu xuất hiện sớm, gặp điều kiện thuận lợi bệnh sẽ nhiễm vào hạt, làm cho hạt lúa bị đen và lép.

 Khi bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn lá bị “cháy”. nguy hiểm nhất là khi nấm tấn công trên cổ bông và cổ gié, làm toàn bộ bông hoặc gié bị khô và gãy gục. Đặc biệt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa.

Biện pháp phòng trừ:

  • Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, nhất là những giai đoạn cây lúa mẫn cảm với bệnh (từ giai đoạn lúa con gái đến đòng trổ).
  • Luân canh cây lúa với cây trồng cạn để tiêu diệt bào tử nấm tồn tại trong tàn dư thực vật.
  • Vệ sinh đồng ruộng: sau khi thu hoạch nên cày, phân hủy rơm rạ, dọn sạch tàn dư, cỏ dại đem ra khỏi ruộng…
  • Chọn giống ít nhiễm với bệnh đạo ôn, mật độ gieo sạ vừa phải, hợp lý. Xử lý hạt giống trước khi gieo.
  • Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali, không bón quá nhiều phân đạm, nhất là thời kỳ cuối đẻ nhánh và sau trổ. Nếu thấy ruộng bị bệnh mà thời tiết đang thuận lợi cho bệnh phát triển thì ngưng bón đạm, không để ruộng khô nước, và tiến hành phun thuốc phòng bệnh kịp thời.
  • Để phòng trừ bệnh đạo ôn hiệu quả, ngay từ đầu vụ bà con cần sử dụng giống kháng bệnh, chăm sóc cây khỏe, bón phân cân đối, bón nặng đầu, nhẹ cuối, tránh bón lai dai, rải rác về cuối vụ, tăng cường bón phân chuồng hoai mục, phân lân, phân kali, tránh bón thừa đạm, tưới nước đầy đủ, hợp lý.
  • Bón phân cân đối giữa N-P-K, ưu tiên sử dụng nguồn phân chuồng, phân hữu cơ, đảm bảo khi lúa trỗ bông có bộ lá đòng màu xanh hơi vàng.

Khi thấy bệnh chớm xuất hiện trên đồng thì ngừng sử dụng phân đạm và cần khắc phục một cách nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *