Bệnh chết dây trên cây khoai lang (còn được gọi là bệnh héo vàng, chết tím dây). Bệnh này gây chết dây hàng loạt làm suy giảm năng suất chất lượng khoai (có nhiều hộ mất trắng) ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Tác nhân gây bệnh:
Bệnh chết dây trên cây khoai lang do nấm Fusarium sp trong đất gây ra.
Điều kiện phát triển bệnh:
- Bệnh biểu hiện và phát triển mạnh nhất khi:
- Thời tiết mưa và nắng đột ngột.
- Nhiệt độ khoảng 30 độ C.
- Thời gian từ khi cây có biểu hiện bệnh đến khi cây chết kéo dài hàng tháng.
Biểu hiện bệnh:
- Nấm bệnh xâm nhập vào gốc dây khoai lang cách mặt đất 2-3 cm. Dây khoai lang có những vết thương màu nâu đen chạy dọc theo dây.
- Các vết thương này làm tắc nghẽn, gián đoạn các mạch dẫn khiến cho việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trở nên khó khăn từ đó cây sinh trưởng kém.
- Ban đầu viền các lá già có màu huyết, đọt lá màu tím biểu hiện như hiện tượng thiếu lân. (thiếu lân chỉ biểu hiện trong thời gian từ khi trồng đến 1 tháng.)
- Sau dần thấy lá buồn héo dần từ dưới lên trên.
- Cắt ngang thân sẽ thấy mạch dẫn bên trong bị nâu đen. Sau đó các lá già bắt đầu chuyển sang vàng dần và héo.
- Tuy nhiên theo thực tế quan sát tại các ruộng khoai lang nhật thì dây héo vẫn nguyên màu tím.
- Phần cổ rễ và phần thân dưới lòng đất bị đen.
- Bệnh do nấm không gây hại củ nên đa phần củ bình thường.
(Nếu gặp trường hợp củ bị hư, thối mềm và khô nhưng k có nhầy nhựa thì đấy là bệnh do khuẩn gây ra).
Biện pháp phòng trừ:
- Luân canh với cây trồng khác họ.
- Chọn và sử dụng hom giống ở ruộng khoai không bị bệnh trước đó.
- Thu dọn sạch tàn dư sau thu hoạch.
- Nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh nặng, kết hợp rải vôi vào gốc vừa nhổ (vừa xử lý).
- Bón phân cân đối Đạm – Lân – Kali. Bổ sung thêm nguyên tố trung vi lượng hợp lý cho khoai lang.
- Trước khi làm đất tăng cường bón vôi để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng pH đất bằng Cải Tạo Đất giúp cây trồng và hệ vi sinh vật có lợi có điều kiện phát triển tốt.