BỆNH KHẢM LÁ, XOĂN LÙN KHOAI TÂY

Bệnh khảm lá xoắn lùn là một căn bệnh thường gặp ở cây khoai tây. Tình trạng này làm cho cây trở nên còi cọc, yếu ớt và phát triển chậm. Kết quả là năng suất thu hoạch giảm sút và chất lượng củ không đạt yêu cầu về tỷ lệ bột cũng như hương vị. Nguyên nhân chính của bệnh khảm xoắn lá trên cây khoai tây là do virus, được truyền lây qua các côn trùng trung gian như rệp và bọ xít. Cùng Nông nghiệp HT tìm hiểu chi tiết bệnh này trong bài viết sau nhé!
  • Tên bệnh: Bệnh khảm lá, xoăn lùn, bệnh khảm virus trên khoai tây
  • Tác nhân: Mosaic Virus
  • Cây trồng bị hại: Khoai tây, cà chua, bí đao

Triệu chứng bệnh Khám lá, xoăn lùn khoai tây:

Triệu chứng trên lá:

  • Lá bị khảm: Xuất hiện các vết vàng hoặc sáng trên bề mặt lá, tạo nên những đường vằn hoặc mảng không đồng nhất.
  • Lá xoắn: Lá thường có hiện tượng xoắn hoặc cuộn lại, đôi lúc mép lá cũng có thể bị cong lên.
  • Lá nhỏ và biến dạng: Những lá mới hình thành có thể nhỏ hơn so với kích thước bình thường và có hình dạng không đúng chuẩn.

Triệu chứng bệnh khảm lá ở cây khoai tây Triệu chứng trên thân và rễ:

  • Cây còi cọc: Cây bị ảnh hưởng bởi bệnh khảm lá xoắn lùn thường phát triển chậm, chiều cao cây thấp hơn rất nhiều so với những cây khoai tây khỏe mạnh.
  • Cây lùn: Cây không thể đạt đến chiều cao bình thường, khiến chúng trở nên lùn và yếu ớt.
  • Tác động đến củ: Củ khoai tây có thể nhỏ và phát triển không đạt yêu cầu, dẫn đến năng suất thu hoạch giảm sút rõ rệt.

Hơn nữa, khi cây khoai tây bị bệnh khảm xoắn lá, sức đề kháng của cây sẽ yếu đi, làm cho chúng trở thành mục tiêu dễ dàng cho những bệnh khác, kết quả là năng suất thấp và chất lượng củ không đạt yêu cầu.

Biện pháp phòng trừ:

Phòng bệnh:

  • Dọn sạch tàn dư vụ trước, trồng luân canh cây trồng, trồng giống kháng bệnh hoặc không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh.
  • Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh để tránh lây lan.
  • Phủ bạt, bón phân cân đối và vệ sinh dụng cụ trước và sau khi dùng.
  • Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.

Biện pháp hóa học:

  • Sử dụng các loại thuốc BVTV có hoạt chất hóa học như Cipermethrin, pymetrozine,…

Khuyến cáo: Thuốc BVTV Phòng trừ và kiểm soát côn trùng chích hút có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.

Biện pháp sinh học an toàn:

  • Sử dụng HT02 – Vacxin cây trồng ( có thể kết hợp với AMINO để tăng hiệu quả) để phòng trừ bệnh khảm, xoăn lá trên dưa hấu. Sản phẩm HT02 – Vacxin cây trồng chuyên dùng cho cây bị khảm, xoăn lá nhờ ứng dụng công nghệ vi sinh công nghệ cao gồm các thành phần như chitosan, nano elicitor, … tăng khả năng miễn dịch cây trồng, kích kháng cây trồng, ngăn chặn sự tấn công virus gây hại. Khi kết hợp cùng AMINO giúp bổ sung dinh dưỡng dưới dạng amino acid cây hấp thu nhanh, nuôi dưỡng và phục hồi cây bị tổn thương nhanh chóng.
  • Quản lý côn trùng chích hút bằng chế phẩm sinh học HT – Chích hút.
  • Chế phẩm sinh học và phân bón hữu cơ sử dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với canh tác nông nghiệp bền vững.

Hướng dẫn sử dụng:

Với HT02 – Vacxin cây trồng

  • Pha 25-50ml/20-25 lít nước phun đều lên thân- cành- lá, gốc cây và vùng đất dưới tán cây.
  • Cây chưa bị bệnh: Phun định kỳ 7-15 ngày/lần.
  • Cây đang bị bệnh: Phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.
  • Kết hợp phun thêm với AMINOHT – Chích hút để tăng hiệu quả phòng trừ bệnh.

Sản phẩm: