SÂU ĐỤC THÂN GÂY HẠI TRÊN CÂY BƯỞI

Vấn đề đau đầu nhất của bà con trồng cây ăn quả nói chung, cũng như cây bưởi nói riêng đó là vấn nạn ” Sâu Đục Thân”.

Sâu đục thân gây hại bên trong cành, thân cây vì vậy rất khó để phát hiện nó. Gây ảnh hưởng rất lớn đến canh tác, nông sản và chất lượng nông nghiệp.

Đặc điểm nhận dạng của sâu đục thân trên cây bưởi

  • Sâu đục thân hại bưởi là ấu trùng của bọ cánh cứng có cặp râu dài cứng có rất nhiều đốt nối tiếp nhau, còn gọi là bọ Xén Tóc.
  • Sâu đục thân đẻ trứng vào mùa mưa ở các nách lá (đục cành, đục ngọn), tạo ra các vết sẹo mục, vết nứt trên thân cây, các vết đục thân hay các vết sẹo, vết nứt ở gốc cây.
  • Sâu đục thân trưởng thành chết đi sau khi sinh đẻ, nhưng ấu trùng sẽ gây hại từ lúc mới nở đến khi hóa nhộng trong thời gian rất dài, và gây hại rất lớn trên cây bưởi, có loài phải đến 24 tháng mới hóa nhộng.

Triệu chứng của cây bưởi khi bị sâu đục thân gây hại

  • Sâu đục thân trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính.
  • Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục trên thân cây, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.

Tác hại của sâu đục thân hại bưởi

Sâu đục thân xâm nhập gây hại trực tiếp trên thân cây, chúng cắn phần thân, vỏ sát gốc, làm cho cây không lấy được các chất dinh dưỡng cần thiết từ đất lên. Làm cho cây bị suy yếu dần, dần dần gây chết cây, không điều trị được.

Biện pháp phòng ngừa sâu đục thân hại cây

Nuôi kiến vàng trong vườn bưởi để tiêu diệt các trứng, nhộng, sâu non của sâu đục thân là biện pháp đang hiệu quả nhất hiện nay.

Cần thường xuyên thăm vườn cây, nhất là vào lúc mùa mưa, tìm và tiêu diệt bọ đục thân trưởng thành để ngăn chặn sự sinh sản của chúng.

Dọn cỏ quanh gốc để tạo sự thông thoáng để tiện theo dõi và chăm sóc thân cây.

Tiêu hủy những cành cây khô, gãy vì đây là nơi trú ẩn của sâu đục thân.