Nguyên nhân gây bệnh:
Do nấm Elsinoe fawcettii gây ra.
Thường phát sinh sớm ở các bộ phận còn non: lộc non, lá non, quả non… làm cho trái bị nhỏ, xấu, sần sùi; cành cây chết hàng loạt. Ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả.
Điều kiện phát triển bệnh:
– Nấm gây bệnh ghẻ sẹo trên cây cam quýt phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 15 – 28 độ C. Phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 20 – 24 độ C, cao nhất là 28 độ C (khi nhiệt độ trên 28 độ C nấm sẽ bị kìm hãm phát triển).
– Nấm tồn tại trong mô ký chủ, gặp điều kiện thích hợp hình thành bào tử phân sinh, lan truyền nhờ gió và nước. Bào tử phân sinh chỉ nảy mầm trong điều kiện có giọt nước hoặc có độ ẩm cao.
Chính vậy thường sau các trận mưa bào tử lan truyền xâm nhập vào các mô còn non, quả non, lá non.
– Nấm bệnh xâm nhập trực tiếp hay qua các vết thương hở trên quả non, lá cành non.
– Mức độ nhiễm bệnh của cây có liên quan đến tỷ lệ nước trong mô và tuổi của cây (lá non chứa 75% nước nên rất dễ nhiễm bệnh). Bệnh hại nặng ở quýt và nhẹ hơn ở cam, bưởi.
– Điều kiện chăm sóc, điều kiện đất đai, tưới tiêu… cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ nhiễm bệnh. Cây được chăm sóc tốt, dinh dưỡng cân đối sẽ nâng cao sức đề kháng, cây ít nhiễm bệnh.
Biểu hiện bệnh:
Ở lá non:
Khi bệnh mới phát vết bệnh có dạng chấm nhỏ (mụn nhỏ li ti) màu vàng trong hơi nổi gờ, ít thấy xuất hiện quầng vàng xung quanh vết bệnh (bệnh thường xuất hiện ở một mặt lá thường là ở mặt dưới lá).
Khi bệnh phát triển mạnh vết bệnh có dạng những khối u (mụn to) nổi lên trên mặt lá, mặt dưới lõm vào.
Vết bệnh nằm riêng rẽ hoặc liên kết với nhau thành những khối vết bệnh liên tiếp có diện tích lớn hơn làm cho phiến lá bị biến dạng, co dúm, nhăn nheo, lá nhỏ hẹp, kém phát triển, làm giảm hiệu suất quang hợp của cây.
Ở trên cành:
Vết bệnh thường to hơn trên lá, có biểu hiện lồi lên nằm rời rạc hoặc liên kết với nhau làm cành khô chết, nhiều trường hợp bệnh còn thúc đẩy quá trình hình thành chồi nách.
Ở trên hoa:
Bệnh xuất hiện trên bầu hoa, vết bệnh lồi lên có màu xanh nhạt hoặc xanh xám, hình dạng bất định và làm hoa rụng hàng loạt.
Ở trên quả:
Thường phát sinh mạnh trên quả non, vết bệnh nổi gờ sần sùi hình chóp nhọn, màu vàng nâu, sau vết bệnh hóa bần, vết bệnh nằm rải rác hoặc liên kết với nhau thành từng đám.
Quả bị bệnh thường phát triển chậm, vỏ dày, méo mó, dị dạng.
Quả bị bệnh chuyển sang màu nâu nhạt, các chấm mọc lồi lên, bệnh bị ở vỏ không ăn sâu vào ruột quá Khi gặp khí hậu có độ ẩm cao, bệnh nặng lan truyền do gió, sâu bọ mang bào tử nấm bệnh.
Biện pháp phòng trừ bệnh ghẻ sẹo trên cây có múi:
– Trồng ở vùng đất cao dễ thoát nước, để trồng cây ăn quả có múi.
– Cắt tỉa tạo độ thông thoáng cho vườn
– Bón phân cân đối NPK, chăm sóc cho cây ra lộc tập trung, hạn chế ra lộc lai rai
– Chủ động quản lý sâu hại đặc biệt là sâu vẽ bùa, sâu đục thân, ruồi đục quả…
– Vệ sinh, cắt tỉa vườn cây ngay sau khi thu hoạch, cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận cây bị nhiễm bệnh.
– Chủ động phòng bệnh trên vườn ươm cây con trước khi trồng.
– Chủ động phun phòng nấm bệnh và tẩy rửa vườn sau cắt tỉa thu hoạch để bảo vệ vết thương hở và loại bỏ nấm bệnh.
– Sử dụng bộ đôi HT06 + Đồng Nano với tỷ lệ 1 cặp dùng cho 200 lít nước phun đều lên toàn bộ thân cây và vùng đất quanh gốc.