SÙNG ĐẤT KẺ CHUYÊN PHÁ HOẠI RỄ CÂY

Sùng đất là con gì? Sùng đất là ấu trùng của một vài loại bọ hung, chúng sống và hóa nhộng trong đất . Chúng có kích thước khá lớn và vòng đời của chúng thường từ 9-12 tháng. Có 3 loại ấu trùng của bọ hung gây hại bao gồm: Bọ hung đen – Allissonotum impressicollebọ hung nâu – Holotrichia sinensis và Bọ hung xanh – Anomata sp. Thức ăn chính của sùng đất là các loại xác bã thực vật hoai mục, các loại phân chuồng hoai mục như phân bò, phân trâu… và cả rễ ,thân, lá cây. Chúng sống nhiều trong đất có độ mùn cao. Còn trong môi trường đất trồng cây của chúng ta, hàm lượng phân chuồng và xác bã thực vật hầu như rất ít. Vì vậy Sùng đất đều sử dụng rễ và gốc cây làm thức ăn chính của nó.

Nguyên nhân xuất hiện sùng đất là do trứng của chúng đã có sẵn trong đất. Chúng có sẵn trong đất và được chúng ta trộn với giá thể trồng cây, rau. Bên cạnh đó là do nhà vườn sử dụng giá thể kém chất lượng. Đặc biệt là trong phân chuồng tươi thường có sẵn trứng sùng đất. Ngoài ra nếu sử dụng phân trùn quế mà không bảo quản kĩ thì bọ rầy sẽ đến và đẻ trứng. Khi bón phân vào đất thì sẽ tạo điều cho sùng đất phát triển.

Sùng đất phá hại cây như thế nào?

Sau khi bọ rầy đẻ trứng vào đất, chúng sẽ nở thành ấu trùng và bắt đầu công cuộc phá hoại của mình. Chúng thường cắn phá rễ trong đất nên rất khó phát hiện mà cũng rất khó trị. Vì chúng thường cắn phá rễ nên cây trồng cũng kém phát triển thậm chí là chết dần. Trồng rau mà bị sùng đất tấn công thì coi như bỏ vì chúng đã cắn phá hết rễ.

Sùng đất phá bộ rễ cây trồng , làm đứt đoạn rễ, dẫn đến yếu , thậm chí làm cây bị chết. Đối với cây con, cây mới trồng, sùng đất khiến cây khó bám và đất, dễ lung lay, động rễ.

Những triệu chứng gây hại của sùng đất

– Thời kỳ sâu non, các ấu trùng bọ hung sống dưới mặt đất, thường cắn phá rễ cây làm cho rễ mọc kém, lá vàng úa, cây chậm phát triển, nếu bị hại nặng cây có thể chết do bị cắn hết rễ, ấu trùng tuổi lớn ăn cả phần thân gỗ của rễ. Thời kỳ đầu gây hại thường không phát hiện được chỉ đến khi cây đã biến màu hoặc chết mới phát hiện..

– Ngoài tác hại trực tiếp, sùng trắng còn là môi giới truyền bệnh virus hại cây trồng. Thường gây thiệt hại nặng ở các vườn ít được xới xáo, thu dọn lá mục để tiêu hủy.

– Sùng trắng thường phá hại từ tháng 4 đến tháng 11 năm sau nhưng phát triển và gây hại nặng nhất vào thời điểm tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Bọ hung thường sinh sôi mạnh trên đất cát, đất thịt nhẹ và các vùng đất khô cằn, thiếu nước.

Cách để phòng trừ sùng đất

Biện pháp canh tác

– Làm đất – vệ sinh vườn thật kỹ: Cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại để hạn chế sự tồn tại của nguồn sâu hại trước khi trồng.

– Thường xuyên xới xáo, vun gốc định kỳ 2 tháng 1 lần tạo môi trường sống bất lợi cho ấu trùng.

– Không sử dụng phân trâu bò tươi để bón vì đây là điều kiện để dẫn dụ bọ hung đến đẻ trứng phá hoại cây trồng.

Trồng xung quanh vườn loài hoa dã quỳ  có tác dụng xua đuổi sự gây hại của sùng trắng.

Biện pháp thủ công

– Thu bắt tiêu diệt sùng trắng khi làm cỏ, xới xáo vườn trong quá trình chăm sóc.

– Sử dụng bẫy đèn để thu bắt trưởng thành.

Biện pháp sinh học

Sử dụng chế phẩm sinh học CNX.RS – KHẮC TINH NHỆN SÂU RẦY VÀ CÔN TRÙNG GÂY HẠI để tưới cho cây. Với thành phần nấm xanh và nấm trắng ở dạng nang bào tử, sinh sản vô tính sinh khối theo cấp số nhân trong điều kiện môi trường bình thường. Tác dụng phổ rộng nhờ cơ chế ký sinh, lây nhiễm gây bệnh của nấm xanh và nấm trắng. Được sản xuất dựa trên công nghệ sinh học hiện đại, bảo quản tốt ở nhiệt độ thường và hiệu quả hơn khi sử dụng.