Bệnh thán thư gây hại trên tất cả các bộ phận của cây ớt như thân, lá và trái… Tuy nhiên, bệnh thường phát triển mạnh và gây hại nặng trên trái nên còn gọi được là bệnh thối trái, đốm trái hay nổ trái ớt. Đây là bệnh hại nghiêm trọng xuất hiện tại nhiều vùng trồng ớt của nước ta, có thể gây thiệt hại năng suất lên tới 50% hoặc làm mất trắng vụ ớt. Vì vậy để quản lý tốt vườn ớt cần có biện pháp kiểm soát tốt bệnh hại này.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ TRIỆU CHỨNG
Bệnh thán thư trên cây ớt do nấm Colletotrichum spp. gây ra.
Khi bệnh mới phát sinh, vết bệnh là những đốm nhỏ, hơi lõm xuống trên trái, thường hơi ướt. Sau vài ngày vết bệnh lớn dần, có dạng hình tròn hoặc bầu dục. Khi các vết bệnh liên kết lại với nhau sẽ làm cho trái bị thối, vỏ khô, rồi chuyển sang màu nâu xám hay xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm và có những chấm nhỏ li ti màu đen, làm cho trái teo lại, có thể bị rụng
Nấm có thể gây hại trên lá, đôi khi cả ở trên thân. Trong một số trường hợp khác bệnh có thể phát triển như một đốm màu hơi đỏ tía hoặc nâu là không có sự hình thành vết bệnh rõ ràng. Thân và cuống lá có thể bị bong vỏ. Chồi bị hại có màu nâu đen. Cụm hoa bị tàn lụi và chết đen khi bệnh phát triển mạnh, làm cho cây bị chết dần hoặc cây còi cọc, chậm phát triển. Trên cây nhiễm bệnh trái thường ít, chất lượng trái kém.
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH
Nguồn bệnh là sợi nấm và bào tử tồn tại trên hạt giống hoặc tàn dư của cây bệnh. Bệnh thâm nhập vào đồng ruộng từ việc trồng các cây bị nhiễm bệnh hoặc bệnh lan truyền từ vụ này qua vụ khác do tàn dư cây bệnh trên ruộng hoặc trên cỏ dại và các ký chủ phụ khác như cây cà chua, khoai tây… Bào tử nấm phát tán theo gió, côn trùng, nước mưa và nước tưới trên ruộng (đặc biệt là kiểu tưới rãnh) hoặc lan truyền từ dụng cụ làm ruộng. Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ấm, ẩm ướt. Đặc biệt, ở những ruộng ớt mất cân đối dinh dưỡng, trũng thấp, thoát nước kém, bón nhiều đạm bệnh sẽ phát sinh, phát triển và gây hại nặng.
Trước đây, bệnh thán thư ớt chủ yếu gây hại trong mùa mưa và khi trái đã già chín trở đi. Tuy nhiên thời gian gần đây bệnh đang có chiều hướng phát sinh và gây hại sớm hơn ngay cả khi trái còn non, làm cho trái non bị rụng do trồng ớt liên tục trong nhiều năm. Bệnh có thể gây hại nặng ngay cả trong mùa khô nếu gặp điều kiện ẩm độ cao (do sương mù nhiều hay tưới nước nhiều, tưới liên tục).
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Biện pháp canh tác
- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom trái và cành nhánh của cây bị bệnh đem tiêu huỷ.
- Chọn giống chống chịu tốt với bệnh, không lấy hạt từ ruộng đã bị bệnh làm giống.
- Trồng ớt với mật độ hợp lý, không trồng quá dày, ruộng thông thoáng khô ráo, cần luân canh với những cây trồng khác.
- Bón phân cân đối, không bón quá nhiều phân đạm, trộn đều NPK với Hợp Trí Super Humic (10 kg/ha) bón lót trước khi trồng và bón thúc giúp ra rễ mạnh, cây chắc khỏe. Vào thời điểm 15-30 ngày sau trồng, bà con nên phun Hợp Trí CaSi với liều lượng 40ml/ 25 lít giúp bộ lá đứng, dày cứng tăng sức đề kháng với nấm bệnh từ đó hạn chế được bệnh thán thư.
Biện pháp sinh học
Bộ đôi Đồng Nano và Daconil giúp ức chề nấm bệnh gây thán thư trên cây và quả, phòng ngừa nấm bệnh phát triển lây lan làm ảnh hưởng đế nằn suất cây ớt
- Daconil diệt sạch nấm khuẩn gây bệnh, ngăn chặn sự lây lan của nấm khuẩn trên thân, cành, lá và quả
- Đồng nano bổ sung vi lượng đồng giúp chắc cây, bóng lá, đẹp quả
- An toàn không độc hại đến môi trường vật nuôi và người sử dụng