BỆNH NỨT THÂN CHẢY NHỰA TRÊN CÂY DƯA HẤU: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

Cây dưa hấu và một số loài cây thuộc nhóm bầu bí như bí đỏ, dưa bở, dưa gang thường bị nấm gây hại. Biểu hiện của bệnh là các đốm thâm, nâu đen trên lá (cả lá mầm và lá thật) và vết nứt dọc thân chảy nhựa. Ở một số địa phương, cả hai hiện tượng bệnh trên lá và trên thân dưa hấu được gọi chung là bệnh nứt thân chảy nhựa cây dưa hấu.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do nấm Mycosphaella melonis ( Didymella bryoniae) gây ra.
  • Nấm tồn tại trong đất hoặc lây lan lên cây từ các giọt nước.
  • Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 25 – 28°C và ẩm độ không khí cao trên 85%.

Biểu hiện bệnh

  • Trên lá dưa hấu: Các đốm bệnh bắt đầu xuất hiện ở phần bìa lá và dần dần lan lên phiến lá. Các đốm bệnh này thường có màu nâu và bị bao phủ bởi những sợi tơ nấm màu đen.
  • Trên thân dưa hấu: Trên thân cây xuất hiện các đốm hình bầu dục màu xám trắng. Những đốm này có xu hướng lõm xuống so với phần thân khỏe mạnh. Vết bệnh dần lan ra tạo ra vết nứt dọc thân, từ vết nứt có nhựa chảy ra, đông keo lại, màu nâu.
  • Quả dưa hấu: Khi bị nhiễm bệnh, quả dưa hấu sẽ bị nhũn nước và khô lại, chuyển sang màu nâu. Một số quả có thể nứt và chảy nhựa trên bề mặt khi nhiễm nặng.

Biện pháp phòng trừ

  • Chọn đất phù hợp: Đất cát pha, dễ tiêu thoát nước, không bị ngập úng khi mưa to.
  • Luân canh cây trồng: Không trồng dưa hấu liên tục 3 – 4 vụ trên cùng một diện tích, không trồng dưa hấu sau các cây thuộc nhóm bầu bí khác.
  • Sử dụng giống sạch bệnh: Không dùng hạt dưa hấu lấy từ những ruộng dưa hấu bị bệnh đốm lá, nứt thân, để làm giống.
  • Áp dụng tiến bộ kỹ thuật: Sử dụng phủ ni lông trên mặt luống, ghép dưa hấu trên cây bầu bí.
  • Vệ sinh đồng ruộng: Vệ sinh triệt để xác cây, cỏ dại trước khi gieo hạt và luôn giữ ruộng dưa sạch cỏ dại khi cây dưa hấu có lá mầm.

Biện pháp hóa học:

  • Phun thuốc bảo vệ thực vật: Sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất như Metalaxyl, Copper hydroxide,…

Khuyến cáo: Thuốc BVTV hóa học có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.

Biện pháp sinh học an toàn:

  • Sử dụng Chế phẩm sinh học HT06 (kết hợp với Đồng nano tăng hiệu quả) để phòng trị bệnh nứt thân chảy nhựa.
  • Thành phần Nấm Chaetomium spp. có trong HT06 với cơ chế tác động kép của nấm đối kháng và Enzyme kích kháng cây trồng tiêu diệt, cô lập các vết bệnh do nấm và vi khuẩn tấn công, ngăn chặn kịp thời sự lây lan của mầm bệnh.
  • Ngoài ra, Chaetomium spp. còn giúp kích thích hệ miễn dịch của cây tạo ra chất kháng, chống chọi với nấm khuẩn gây bệnh phấn trắng, thán thư, đốm lá, héo xanh, sương mai….
  • Chế phẩm sinh học là giải pháp tối ưu trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp, sử dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với canh tác nông nghiệp bền vững.

Hướng dẫn sử dụng HT06:

Trị bệnh: Phun đều, ướt đẫm thân – cành – lá và vùng gốc cây, sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày. Khi bệnh đã ngừng gây hại, cây hết bệnh, nên tiếp tục phun phòng định kỳ 3 – 4 lần/vụ.

Phòng bệnh: Phun đều và ướt đẫm thân – cành – lá và vùng gốc cây từ 3 – 4 lần/ vụ.

  • Cây ăn trái: Xoài, thành long, sầu riêng, cây có múi, vải, bơ,…pha 250ml cho phuy 200-250 lít nước.
  • Cây công nghiệp : Hồ tiêu, cà phê, điều, chè, thuốc lá,…..pha 250ml cho phuy 200-250 lít nước.
  • Cây rau màu: Dưa hấu, ớt, cà chua, cây họ đậu,…pha 25ml cho bình 20-25 lít nước.
  • Cây trồng khác: Lúa, hoa cúc, mai, lan,…pha 25ml cho bình 20-25 lít nước.
    Để tăng khả năng trị bệnh của sản phẩm HT06, khi cây có dấu hiệu của bệnh nên phun phối hợp HT06 với Đồng nano.

Sản phẩm: