BỆNH VÀNG LÁ CHÍN SỚM GÂY HẠI CÂY LÚA

Bệnh vàng lá chín sớm là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây lúa, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng lúa. Hiểu rõ về bệnh, triệu chứng và các biện pháp phòng trị là rất quan trọng để bảo vệ mùa màng.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh vàng lá chín sớm do nấm Gonatophragmium sp. gây ra. Nấm này phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mát mẻ và ẩm ướt, đặc biệt là trong vụ Đông Xuân. Đất phèn và lượng phân đạm cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Bệnh thường xuất hiện và gây hại ở giai đoạn 7-10 ngày trước khi trổ cho đến khi thu hoạch. Ở giai đoạn đòng trổ, bệnh vàng lá chín sớm tiến triển nhanh cho đến lúc sắp thu hoạch.

Triệu chứng

  • Đốm bệnh: Xuất hiện các đốm màu màu vàng nhạt đến cam nhạt nhỏ, có hình tròn hoặc bầu dục trên lá lúa.
  • Lan rộng: Đốm bệnh lan rộng nhanh chóng, tạo thành các sọc màu vàng kéo dài từ gân lá đến chóp lá và dần lan ra cả lá.
  • Lá bị cháy: Lá lúa bị bệnh nặng sẽ chuyển sang màu vàng cam và có thể bị cháy khô.

Ảnh hưởng đến năng suất

  • Giai đoạn sớm: Nếu lúa nhiễm bệnh sớm, lá lúa sẽ bị cháy khô, làm giảm năng suất đáng kể.
  • Giai đoạn muộn: Nếu lúa nhiễm bệnh muộn hơn, lá lúa chỉ bị vàng nhưng không cháy khô, nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

Biện pháp phòng trị

Phòng bệnh:

  • Sạ lúa đúng mật độ: Sạ lúa với mật độ vừa phải, khoảng 120 kg/ha để tránh cây bị rậm và ẩm ướt.
  • Sử dụng giống lúa khỏe: Chọn giống lúa có khả năng chống chịu tốt, khỏe mạnh.
  • Bón phân hợp lý: Bón phân đạm theo nhu cầu của cây, không bón quá nhiều để tránh tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Thăm đồng thường xuyên: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện bệnh sớm và phun thuốc phòng trị kịp thời.

Trị bệnh:

Cần tháo cạn nước trên ruộng để loại bỏ nguồn vi khuẩn và hạn chế lây lan, rải vôi bột 20-25kg mỗi công. Sử dụng thuốc trừ vi khuẩn, ngưng ngay việc bón phân đạm, tăng cường bón phân có chứa chất silic, canxi, tuyệt đối không kết hợp phun phân bón lá có chứa đạm kết hợp với thuốc trừ bệnh. Cần luân phiên các loại thuốc để đạt hiệu quả cao hơn.

  • Xử lý bằng thuốc hóa học có các hoạt chất như: Macozeb, Cymoxanil, Propineb, Propiconazole,….  (Khuyến cáo: Thuốc BVTV hóa học có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.)
  • Xử lý bằng biện pháp sinh học an toàn:

Bệnh do nấm gây hại, sử dụng sản phẩm chứa gốc đồng là giải pháp hiệu quả, an toàn trong phòng trừ bệnh hại. Đồng nano với công nghệ nano, sản phẩm giúp cô lập, ngăn chặn sự phát triển của bệnh hại bằng cách xâm nhập vào tế bào nấm và phá vỡ cấu trúc tế bào nấm. Sản phẩm không gây nóng lá, lem lép hạt. Có thể sử dụng Đồng nano để phòng trừ các bệnh khác do vi khuẩn gây hại trên lúa như: Lem lép hạt, đạo ôn, đốm sọc,…

  • Một số phân bón lá hữu cơ như Siêu trổ nhanhVô gạo nhanh hỗ trợ giúp cây chống chịu bệnh hại, nuôi dưỡng hạt chắc đẹp bà con có thể tham khảo bổ sung cho lúa.

Chế phẩm sinh học là giải pháp tối ưu trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp, sử dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với canh tác nông nghiệp bền vững.

Hướng dẫn sử dụng Đồng nano:

  • Sử dụng 20ml cho 20-25 lít nước, phun đều ướt đẫm thân, cành, lá, toàn ruộng lúa
  • 250ml cho 250-300 lít nước phun đều lên ruộng lúa
  • Tiến hành phun phòng ngay từ đầu. Khi phát hiện bệnh cần phun trị sớm tránh lây lan gây thiệt hại nặng.

Sản phẩm: