PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

Sâu cuốn lá nhỏ là loài phổ biến gây hại trên ruộng lúa của bà con. Sâu thường gây hại nặng trên diện rộng vào các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, làm đòng – trổ.
  • Tên thường gọi: Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá nhỏ.
  • Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalis
  • Họ: Ngài Sáng (Pyralidae)
  • Bộ: Cánh Vảy (Lepidoptera)
  • Các loài cây trồng bị gây hại: Lúa, rau màu, cây ăn quả,….

Đặc điểm sâu cuốn lá:

  • Sâu cuốn lá nhỏ có vòng đời trung bình dao động từ 28 đến 35 ngày, gồm 4 giai đoạn:
  • Trưởng thành (bướm, ngài): kích thước 8-12mm dài, sải cánh 19-23mm, cánh màu vàng rơm viền nâu đậm và có 3 sọc nâu. Khi đậu, chúng xếp cánh hình tam giác và bay nhanh khi bị tác động. Một trưởng thành cái có thể đẻ tới 300 trứng, thường rải rác hoặc nhóm 10-12 trứng dọc gân lá, chủ yếu ở mặt trên. Thời gian vũ hóa và đẻ trứng từ 2-6 ngày.
  • Trứng: Hình bầu dục dài khoảng 0,5 mm, màu trắng, chuyển sang màu vàng nhạt khi sắp nở. Trứng có thời gian 6 -7 ngày để nở.
  • Sâu non: Mới nở màu trắng sữa, có lông nâu phủ khắp mình, đầu màu nâu đen; sâu lớn đẫy sức dài khoảng 19 – 22 mm, màu xanh lá mạ, thân chia đốt rất rõ ràng. Sâu non có 5 tuổi, gây hại mạnh nhất ở tuổi 2-3. Một con sâu cuốn lá nhỏ thường gây hại 3 – 5 lá trong một vòng đời và hóa nhộng ngay trong bao lá. Sâu non chiếm khoảng thời gian 14 – 21 ngày.
  • Nhộng: Dài 7 – 10mm màu vàng – nâu đậm. Thời gian 6 – 7 ngày.

Triệu chứng gây hại và hậu quả:

  • Sâu cuốn lá gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong.
  • Lá lúa bị cuốn, sâu non ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá dọc theo gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền với nhau thành từng mảng làm giảm diện tích quang hợp và đặc biệt là trên lá đòng hoặc lá công năng sẽ làm giảm năng suất rõ rệt.
  • Sâu tấn công mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thêm nhiều bệnh cho lúa.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác:

  • Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại.
  • Gieo trồng và chăm sóc hợp lý, bón phân cân đối.
  • Thăm đồng thường xuyên để phát hiện và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Biện pháp hóa học:

  • Bà con có thể tham khảo sử dụng thuốc có một số hoạt chất phòng trừ sâu hại như là Cypermethrin, cartap, pyrethroid,…

Khuyến cáo: Thuốc BVTV hóa học có thể gây độc hại tới con người, tồn dư hóa chất trong nông sản. Cần cẩn trọng khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định.

Biện pháp sinh học an toàn:

Sử dụng chế phấm sinh học HT04 Sạch sâu kháng thuốc để phòng trừ sâu cuốn lá gây hại.

  • Tinh thể độc tố(B.T) do vi khuẩn Bacillus thuringiensis sản sinh ra, khi sâu hại và côn trùng ăn vào qua đường miệng sẽ phá hủy hệ thống tiêu hóa của các loài sâu hại, làm chúng lập tức bỏ ăn và chết sau 2-3 ngày.
  • Beauveria spp, Metazhium spp, Iseria spp có tác dụng ký sinh, lây nhiễm, gây bệnh và tiêu diệt côn trùng, sâu hại nhanh, hiệu quả.
  • Thảo mộc và giấm gỗ có tác dụng xua , không cho sâu và côn trùng sinh sản và gây hại trong vườn.
  • Sản phẩm hiệu quả cao khi phun đẫm bề mặt trên và dưới lá, khi giai đoạn sâu còn non.
  • Chế phẩm sinh học là giải pháp tối ưu trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp, sử dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với canh tác nông nghiệp bền vững.

Hướng dẫn sử dụng HT04 Sạch sâu kháng thuốc:

  • Pha 25-50ml/25 lít nước phun ướt đẫm thân, cành lá, mặt lá sau.
  • Mật độ sâu hại nhiều, phun 2 lần liên tục cách nhau 2-4 ngày, phun định kỳ 1-2 lần/ tháng.

Sản phẩm: