THỐI CUỐNG, THỐI TRÁI Ở MÍT


1. Dấu hiệu bệnh.
Lúc đầu xuất hiện những chấm đen nhỏ ở cuống, về sau vết bệnh lớn dần chuyển sang màu đen. Lây lan sang đầu cuống và dân dần làm thối trái.


2.Nguyên nhân gây bệnh.

  • Côn trùng chích hút, sâu đục quả tạo vết thương hở trên thân và trái. Tạo điều kiện cho nấm PhytophthoraFusarium xâm nhập gây ra thối trái.
  • Trong quá trình chăm sóc tưới nước,mưa và sương đọng trên đầu cuốn tạo môi trường cho nấm khuẩn sinh sống và phát triển.

3.Biện pháp phòng ngừa.

  • Những trái có hiện tượng thối cuống, thối trái quá nặng tiến hành cắt bỏ những trái này đem đi tiêu huỷ vì nấm khuẩn từ trái này sẽ lây lan sang những trái còn lại trong vườn.
  • (Lưu ý cần phải thu gom hết tất cả những trái hư thối đã rụng trong vườn. Vì đây là nơi chứa nguồn nấm khuẩn gây bệnh.)
  • Khi cây bị bệnh ngừng cung cấp đạm vì nếu tiếp tục bón đạm sẽ làm bệnh nặng thêm.
  • Phun côn trùng chích hút và sâu đục quả.
  • Phun rửa vườn và xịt trái định kì để hạn chế nấm bệnh tấn công (dùng túi bọc trái để bao và bảo vệ trái).
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học ngăn ngừa vi khuẩn và nấm trong đất (ví dụ như nấm rễ + vàng lá héo xanh,…).
  • Tỉa cành tạo tán, không để cây úng nước, tạo độ thông thoáng. Bón phân hữu cơ, vi sinh để tạo cân sự bằng dinh dưỡng, điều hòa hệ sinh thái đất.
  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho quá trình nuôi quả như: canxi-bo, trung vi lượng….(hạn chế được hiện tượng nứt trái).

1 số sản phẩm tham khảo cho việc phòng trừ nấm khuẩn gây hại trên Mít:

Bộ đôi Đồng Nano + HT06 , Đồng Nano + Daconil, HT – Chích hút, Nano CanxiBo,….