Bệnh thán thư trên cây ớt

  1. Nguyên nhân gây bệnh

Do nấm Colletotrichum spp. gây ra

2. Điều kiện phát sinh bệnh

Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Bào tử nấm phát tán nhờ gió, côn trùng và nước tưới đặc biệt là kiểu tưới rãnh. Nhiệt độ thích hợp cho nấm bệnh phát triển mạnh là 28 – 30 độ C.

3. Biểu hiện bệnh

Bệnh thán thư gây hại trên tất cả các bộ phận của cây ớt: thân, lá, quả và hạt. Bệnh phát triển mạnh và gây hại nặng vào giai đoạn quả già chín.

Lúc đầu vết bệnh là những đốm nhỏ, hơi lõm xuống, vết bệnh trên quả thường hơi ướt.

Trên thân vết bệnh có hình thoi, hơi lõm, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt vết bệnh có những chấm đen nhỏ.

Chồi bị hại có màu nâu đen. Bệnh phát triển mạnh có thể làm cho cây bị chết dần hoặc cây còi cọc, chậm phát triển. Trên cây nhiễm bệnh quả thường ít, chất lượng quả kém

4. Biện pháp phòng trừ

Sử dụng giống sạch bệnh, ưu tiên các giống có tiềm năng về năng suất và có tính kháng bệnh thán thư cao.

Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm bệnh như Metalaxyl, KMnO4 (bằng chế phẩm sinh học như Daconil hoặc HT06)

Thu dọn sạch tàn dư thực vật đem tiêu hủy, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để có phát hiện kịp thời và biện pháp xử lý.

Trồng ớt nên trồng luống cao, thoát nước tốt, không nên trồng quá dày, làm cỏ để tạo độ thông thoáng.

Pòng bệnh hơn chữa bệnh bằng thuốc hóa học Antrcol 70wp,…Thuốc sinh học như Đồng Nano + Daconil hay Đồng Nano + HT06

Cảnh Báo: Thuốc hóa học có kết quả nhanh nhưng cực kỳ có hại cho người sử dụng, môi trường và cả cây trồng. Nó làm chai hóa, bạc màu đất và ôi nhiễm môi trường nước, không khí,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *