Cây trồng bị bệnh do đâu?

Đa số nông dân khi trồng cây thường tâm lý là “Có bệnh mới vái tứ phương” có nghĩa là khi cây bị bệnh nặng rồi mới chạy đi kiếm thuốc để điều trị bệnh cho cây. Khi tìm thuốc đặc trị cho cây phải đem lại hiệu quả nhanh chóng nên thường ưu tiên các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Chính vì điều này mà đã gián tiếp dẫn đến những bệnh không mong muốn đối với cây, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống hiện tại của cây khiến cây ngày càng giảm năng suất. Cùng với đó là đất bị chai hóa, mất chất dinh dưỡng khi phun quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

Vì thế, bà con nên phòng ngừa trước khi bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Ví dụ như trước khi trồng cây phải cải tạo đất, tiêu diệt mầm bệnh có sẵn trong đất tránh trường hợp mầm bệnh tấn công vào bộ rễ của cây làm cây nhiễm bệnh, sinh trưởng kém. Chuyện không đơn giản chỉ là vậy bởi xử lý đất không đúng cách và an toàn thì cũng làm cây dễ bị ngộ độc, đặc biệt xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Thế nên nông dân cần tìm hiểu kỹ, nắm cho mình kiến thức về chế phẩm sinh học hiện nay và có cách phòng ngừa hiệu quả.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bà con nên tạo cho mình thói quen phòng ngừa mầm bệnh trước khi vào vụ mùa vừa giúp cây sinh trưởng tốt, vừa an toàn và đem lại lợi ích kinh tế cao.

Bà con nên tìm hiểu và cập nhật những tiến bộ của công nghệ sinh học hiện nay, chọn lựa những chế phẩm sinh học phù hợp để phòng ngừa mầm bệnh cho cây trồng một cách tốt nhất. Đồng thời bà con cũng hạn chế tối đa sự phụ thuốc vào thuốc BVTV hóa học vì lợi ích lâu dài.