Diệt lúa lộn, lúa cỏ, lúa cơi dễ dàng với chế phẩm sinh học HT01

Lúa cỏ được xem là dịch hại quan trọng gây hại lúa tại Việt Nam nói chung, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, nhất là các vùng gò, canh tác 3 vụ/năm.

Theo các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, lúa cỏ có thể làm giảm năng suất lúa trồng từ 2,4% (vụ Đông Xuân) đến 30,6% (vụ Hè Thu). Trong thực tế, một số ruộng thậm chí thất thu 100% do không thể thu hoạch mà phải tiêu hủy cả ruộng nhằm ngăn lúa cỏ tạo hạt lây lan sang vụ sau. Một số diện tích ruộng phải bỏ vụ để xử lý lúa cỏ khi mật độ cỏ tích lũy quá cao.

Thời gian qua, một số giống đặc sản nổi tiếng như ST20, ST24, ST25, RVT… bị giảm chất lượng thậm chí là thoái hóa do nông dân mua phải giống không bảo đảm chất lượng. Kỹ sư Hồ Quang Cua, tác giả của các giống ST nổi tiếng, cũng phải kêu trời vì tình trạng giống giả (bao thiệt, giống giả), giống bao trắng (không có thông tin xuất xứ, nguồn gốc trên bao bì) làm những giống lúa ngon bị mất uy tín.

Nguyên nhân lúa cỏ xuất hiện và lan rộng

Sử dụng lúa giống không đảm bảo chất lượng (lúa giống không nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu nhưng “bao thiệt, giống giả”) để gieo sạ là nguyên nhân chính khiến lúa cỏ xuất hiện và lây lan ngày càng nhiều ở ĐBSCL.

Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khác như: Việc canh tác lúa liên tục 3 vụ/năm, không có thời gian làm kỹ khâu vệ sinh đồng ruộng, cày ải, phơi đất, nhử cho lúa cỏ mọc lên để diệt trừ; mặt bằng đồng ruộng chưa tốt, khó khống chế lúa cỏ bằng mực nước; nông dân chưa chú trong khâu khử lẫn thời điểm lúa từ làm đòng đến trổ, chỉ quan tâm khử lẫn ở giai đoạn chín nên hiệu quả khử lẫn không cao.

Biện pháp quản lý

Hiện nay không có biện pháp quản lý riêng lẻ nào có thể phòng trừ lúa cỏ hiệu quả. Do đó, cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp như:

Thả vịt vào ruộng: Sau khi thu hoạch, cho vịt vào ruộng ăn bớt hạt lúa cỏ đã rụng vào đất.

Chuyển đổi phương pháp canh tác: Chuyển phương pháp sạ lan sang sạ hàng hoặc cấy, giúp dễ phân biệt lúa cỏ với lúa để nhổ bỏ, tiêu hủy. Cấy hoặc sạ hàng vài vụ lúa cỏ sẽ giảm đáng kể. Trong ruộng lúa cấy nếu luôn giữ được nước sẽ hạn chế lúa cỏ mọc, lúa cấy phát triển trước cũng hạn chế được lúa cỏ.

Sử dụng giống tốt: Sử dụng giống lúa giống xác nhận 1, xác nhận 2 (giống bảo đảm chất lượng), tránh mua giống không rõ nguồn gốc, lúa giống giả để gieo sạ nhằm hạn chế lúa cỏ lây lan từ hạt giống.

Biện pháp sinh học:

Chế phẩm sinh học HT01 chứa một lượng lớn vi sinh vật phân giải nhanh lớp vỏ trấu, vỏ lụa của hạt lúa ma trong điều kiện ngập nước như:Trichoderma spp., bacillus subtilis, Chaetomium spp.,…Và các dưỡng chất thiết yếu như K- Humate giúp cân bằng ion trong đất. Trong môi trường yếm khí, các vi sinh vật tạo ra lượng lớn enzyme, kết hợp với sự thẩm thấu của nước vào phôi làm chết phôi mầm. Chúng làm mất khả năng nảy mầm của hạt lúa ma. Chỉ trong vòng 5 – 7 ngày, hạt lúa lộn, lúa ma, lúa hai tầng sẽ bị phân hủy.