KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ BÓN PHÂN  CHO CÂY CÀ CHUA

GIAI ĐOẠN CÂY CON 

Tưới nước:

Khi đã xuống giống xong tiến hành tưới đủ nước cho cây để cây nhanh chóng hồi xanh, nên dùng nước sạch để tưới, tránh dùng nước thải sinh hoạt hoặc nước ao chưa qua xử lý để tránh những mầm bệnh trong nước gây hại cho cây con. Tưới từ 1-2 lần/ngày, tùy vào độ ẩm và điều kiện thời tiết.

Làm cỏ:

Nên chuẩn bị các biện pháp phòng trừ cỏ dại trước khi cây ra hoa để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây.

Kỹ thuật bấm ngọn, tỉa cành cho cây

Tỉa cành bấm ngọn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng  và phát triển của cây cà chua 

  • Tỉa nhánh 1 thân: đối với cà chua ngắn ngày nên tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ, tỉa hết các chồi xuất hiện dưới nách lá 3-4cm. Tiến hành tỉa 4-5 ngày  một lần, khi thân chính ra 5-6 chùm hoa thì bấm ngọn.
  • Tỉa nhánh chừa 2 thân: gồm có thân chính và thân phụ có 3-4 chùm hoa, tỉa cành nhưng vẫn để lại một cành phụ từ thân chính. Đến khi nhánh mới mọc được 3-5cm thì cắt bỏ, tất cả chồi non và khỏe sẽ bị cắt bỏ hết. Kết hợp tỉa bỏ lá già và lá khô, chồi nách, nên 2-3 này cắt bỏ một lần vì chồi nách thường phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.

Làm giàn:

Cây khi đã đạt chiều 40-60cm tiến hành làm giàn cho cây để thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ bệnh. Tùy thuộc vào đặc tính canh tác của bà con sẽ có cách làm giàn khác nhau.

Kiểm soát sâu bệnh cho cây cà chua:

  • Bệnh hại: Đây là giai đoạn cây cà chua dễ bị nhiễm bệnh chết cây con, lở cổ rễ, mốc sương mai, héo xanh vi khuẩn,…Biện pháp cho bà con nông dân là chế phẩm sinh học Daconil để phòng ngừa bệnh cho cây cũng như tăng sức đề kháng cho cây.
  • Sâu hại: Cây con thường là đối tượng dễ bị sâu bệnh hại nhất vì cây yếu, sức chống chịu kém. Cây thường bị các loại côn trùng tấn công và chích hút nếu bà con không chủ động phòng ngừa. Nên sử dụng chế phẩm CP.RS để ngăn ngừa cũng như trị côn trùng gây hại cho cây, sản phẩm vừa an toàn vừa đem lại  hiệu quả cao. 

Bón phân cho cây:

 Sử dụng phân bón vi sinh hữu cơ để bón cho cây, cung cấp dinh dưỡng, sức đề kháng cho cây. Bà con nên sử dụng chế phẩm Daconil để bón cho cây, sản phẩm chuyên tăng cường kích kháng, nâng cao miễn dịch cây trồng, việc bổ sung thêm hoạt chất kích kháng Nano elicitor giúp tăng cường hệ miễn dịch trước virus, vi khuẩn, nấm,… gây hại cho cây trồng. 

GIAI ĐOẠN CÂY RA HOA

Chăm sóc cây giai đoạn ra hoa:

Cây bắt đầu ra hoa và trái sau 2-3 tháng xuống giống, nếu nhiệt độ dưới 10 độ C hoặc quá cao trên 30 độ c thì cây  sẽ khó ra hoa, khó thụ phấn và đậu quả. 

Thụ phấn cho cây: 

Có thể tiến hành thụ phấn thủ công hoặc bằng ong mật, việc thụ phấn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng mùa vụ.

Ngăn ngừa rụng: 

  • Cây cà chua nếu gặp thời tiết rét đậm, quá nóng, độ ẩm quá cao hoa sẽ khó hoặc không thể thụ phấn được. 
  • Đất kém màu mỡ, khô hạn, thiếu dưỡng chất, bị sâu bệnh tấn công  cũng khiến cây bị rụng hoa.

Kiểm soát sâu bệnh:

  • Bệnh hại: thời kỳ này, cây thường nhiễm  một số bệnh : chết cây con, lở cổ rễ, mốc sương, héo xanh vi khuẩn, héo vàng, héo rũ,…Nên sử dụng sản phẩm BỘ ĐÔI ĐỒNG NANO VÀ DACONILđể phòng bệnh cho cây. Nếu cây bị khảm, xoắn lá xoắn ngọn dùng BỘ ĐÔI AMINO VÀ HT02
  • Sâu hại:  cà chua ra hoa thường bị một số côn trùng gây hại như rầy mềm, nhện đỏ, ruồi đục lá, sâu sừng xanh,…Biện pháp xử lý hiệu quả nhất là sử dụng  chế phẩm sinh học CP.RS hoặc META, có thể phun ngừa định kỳ cho cây 3-4 lần/vụ.

Kỹ thuật bón phân:

  • Phân bón hữu cơ vi sinh: bón phân giai đoạn này giúp kích thích cây ra hoa đồng loạt, tăng tỉ lệ đậu trái. Bà con nên sử dụng hoạt chất sinh học Amino để phun cho cây giúp cho cây trồng hấp thụ cực nhanh thời kỳ ra hoa, giúp ra hoa nhiều, ra hoa đồng loạt,  mập búp, to cuống 

GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI

Là giai đoạn cuối quyết định năng suất và chất lượng cây cà chua, giai đoạn này cây thường xuyên bị sâu hại tấn công làm ảnh hưởng đến chất lượng trái. 

Chăm sóc cho cây

Tỉa lá: Mỗi chùm hoa để lại từ 4-6 quả, ngắt ở cuối càng mang quả. Cắt tỉa giúp cho cây tập trung dinh dưỡng để nuôi quả to, đẹp và giá trị chất lượng cao.

Phủ gốc: Thời tiết nắng nóng nên lót một lớp rơm hoặc cỏ khô trên bề mặt gốc cây để giữ độ ẩm cho đất, Nhiệt độ và độ ẩm phù hợp là từ 21-25 độ C.

Tưới nước: Cây ra hoa đậu quả cần được tưới nước đầy đủ. Nước tưới chỉ tưới vào gốc cây, tránh làm ướt lá vì sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Kiểm soát sâu bệnh

Bệnh hại:  một số bệnh cây thường bị trong giai đoạn này như mốc sương, xoăn lá, héo xanh, héo rũ,…nên sử dụng  bộ đôi Đồng Nano và Daconil để phòng và điều trị cho cây.

Sâu hại: Đây là giai đoạn cây dễ bị côn trùng tấn công như sâu sừng xanh, sâu xanh đục quả, bọ phấn, nhện đỏ, ruồi đục lá,…Biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho bà con là sử dụng chế phẩm sinh học CP.RS hoặc META là những sản phẩm khác tinh của côn trùng. 

Bón phân cho cây: 

Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để bón cho cây vừa an toàn cho trái và bảo vệ môi trường. Chế phẩm sinh học  Amino chứa Khoáng Đa-Trung Vi lượng (EDTA) trong sản phẩm A5 Cung cấp đầy đủ các khoáng thiết yếu cho cây trồng thời kỳ ra hoa đậu quả và nuôi quả, chống rụng hoa, rụng quả, đậu trái nhiều đặc biệt chống rụng trái. Phun đẫm trên bề bề mặt lá định kỳ 10-15 ngày/lần.

THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN CÀ CHUA

Thời điểm thu hoạch:

  • Cà chua cho thu hoạch lứa đầu tiên sau trồng từ 3-4 tháng 
  • Quả chín từ ⅓-½ tiến hành thu hoach ngay, không để chín quá quả dễ bị rụng và thối.
  • Cách khoảng từ 4-5 ngày thu hoạch lại một lần, thu hoạch tầm 1 tháng là hết vụ.

Kỹ thuật thu hoạch: 

  • Dùng kéo hoặc sản phẩm chuyên dụng để thu hoặc quả, cắt sát cuống quả, tránh làm xước thân và cành cây.
  • Thân, cành bị xước dễ bị nấm bệnh tấn công làm ảnh hưởng đến cây và quả.

Không nên ăn cà chua xanh, vì có thể bị ngộ độc 

Trong cà chua xanh có chứa  chất có tên solanine nếu chất này đi vào cơ thể sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường thấy là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Bảo quản cà chua:

  • Trong tủ lạnh:  cà chua đã chín bảo quản ở nhiệt độ 10-13 độ C trong 4 ngày, cà chua sẽ vẫn chín nếu nhiệt độ tăng lên. Cà chua màu hồng nhạt bảo quản nhiệt độ 5 độ C trong 44 ngày , sau đó tăng lên 10-15 độ C cho đến khi cà chua chín hẳn.
  • Điều kiện tự nhiên: chọn quả thời kỳ chín xanh, thu hái và  sắp xếp để nơi thoáng mát, không nên chất đống.