KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ BÓN PHÂN CHO CÂY DƯA LƯỚI

GIAI ĐOẠN CÂY CON

Tưới nước:

  • Ở giai đoạn cây con, cây cần tập trung phát triển bộ rễ để làm tiền đề cho sự phát triển về sau.
  • Bà con cần tưới nước để duy trì độ ẩm đất khoảng 65-75%, không được tưới quá nhiều vì khả năng chịu ngập úng của dưa lưới rất kém.

Định hướng leo giàn cho cây:

  • Cây cao khoảng 50cm. cần phải quấn cây vào giàn do thân leo trong thời kỳ này phát triển rất nhanh.
  • Tiến hành theo dõi và quấn dây mỗi ngày để tránh cây bị đổ ngã cho đến khi tiến hành bấm ngọn cho cây.

Kiểm soát sâu bệnh hại trên cây dưa con:

Sâu hại:

  • Ở giai đoạn này, dưa lưới thường bị bọ trĩ, bọ phấn trắng, sâu vẽ bùa, rầy mềm,… tấn công. Nếu không phát hiện và xử lý sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây, có thể gây chết cây con.
  • Bà có co thể sử dụng chế phẩm sinh học CNX.RS – KHẮC TINH NHỆN SÂU RẦY VÀ CÔN TRÙNG GÂY HẠI để kiểm soát, phòng ngừa và tiêu diệt sâu- côn trùng gây hại cho cây. Sản phẩm có chứa vi sinh có lợi nên an toàn cho người sử dụng vật nuôi. Sản phẩm sinh học 100% nên không gây tồn dư hóa học. Phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu, nông sản sạch.

Bệnh hại:

  • Thời kỳ này cây con rất dễ mắc phải các bệnh như: thán thư, héo rũ, đốm lá, chết cây con,…Bà con cần có biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời để kiểm soát bệnh hại, tránh mầm bệnh lây lan cho cả vườn.
  • Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh hại dưa lưới cho bà con là  bộ đôi sản phẩm ĐỒNG NANO – BẢO VỆ CÂY TRỒNG KHÔNG LO NẤM KHUẨNDACONIL – DIỆT NẤM BỆNH PHỔ RỘNG. Đây là sản phẩm sinh học ứng dụng công nghệ cao giúp phòng ngừa và diệt nấm bệnh hại trên cây, cải tạo đất, kích thích sự phát triển và sinh trưởng của cây.

Bón phân cho cây con:

  • Sử dụng chế phẩm sinh học AMINO – DINH DƯỠNG CAO CẤP BIẾN VÀNG THÀNH XANH để bón cho cây. Sản phẩm ứng dụng công nghệ nano giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng thẩm thấu gấp 1000 lần so với kích thước thông thường, làm tăng quá trình quang hợp chuyển hóa dinh dưỡng cây trồng phát triển tốt và mang lại hiệu quả cao.

GIAI ĐOẠN RA HOA

Đây là thời điểm mẫn cảm nhất trong thời kỳ sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn này lượng nước và chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, phẩm chất của hoa.

Tưới nước:

  • Đây là giai đoạn chuyển giao từ quá trình sinh trưởng sinh dưỡng(phát triển thân, cành, lá) sang quá trình sinh trưởng sinh thực(phân hóa mầm, ra hoa, tích trữ dinh dưỡng). thời kỳ này nhu cầu nước và chất dinh dưỡng của cây cao hơn  so với giai đoạn cây con.
  • Bà con cần đảm bảo độ ẩm của đất trồng dao động trong khoảng 65-75%. Lượng nước có thể điều chỉnh tùy theo tình hình thời tiết của từng ngày , từng khu vực khác nhau để phù hợp với cây trồng.

Tỉa chèo:

  • Sau khi cây đến tuổi ra hoa, bà con tiến hành tỉa bớt các chèo vô hiệu và chèo gần gốc để những chèo mang cái có thể phát triển.
  • Chỉ để lại những chèo từ đốt thứ 9-11 để đảm bảo chất lượng và phẩm chất trái.

Thụ phấn:

Thụ phấn bằng ong:

Con người đã lợi dụng đặc tính kiếm ăn của ong để thụ phấn cho cây trồng. Giảm chi phí trong việc canh tác và làm hiệu quả kinh tế cho vườn. Quá trình thụ phấn diễn ra thuận lợi cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Cần kết thúc việc phun thuốc BVTV hóa học tối thiểu 3-5 ngày trước khi đưa ong vào vườn.
  • Lựa chọn những giống ong mật to, khỏe và chịu nóng tốt để quá trình thụ phấn diễn ra thuận lợi hơn.
  • Cần đưa ong vào vườn trước khi hoa cái nở từ 2-3 ngày để ong có thể làm quen với môi trường mới.
  • Cần cho ong uống nước và nước chanh đường mỗi ngày để nuôi ong, thời điểm thích hợp để cho ong ăn là khoảng 4-5 giờ chiều.

Thụ phấn bằng tay:

Hoa được thụ phấn cần có những phẩm chất tốt như: hoa to, hoàn chỉnh, không bị sâu bệnh hại và ở các cây khác nhau.

  • B1: Ngắt hoa đực ra khỏi cây, loại bỏ đài ho và cánh hoa.
  • B2: Chấm nhị đực vào vòi của nhị hoa cái.
  • Hoa nên thụ phấn và trước 9 giờ sáng để đảm bảo chất lượng hạt phấn.

Kiểm soát sâu bệnh giai đoạn ra hoa:

Sâu hại:

  • Ở giai đoạn này, cây hay bị bọ trĩ, rầy mềm, nhện đỏ,…tấn công. Nếu dịch hại không được kiểm soát kịp thời, đúng lúc sẽ làm giảm số lượng hoa và tỉ lệ đậu trái của cây.
  • Bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học CNX.RS – KHẮC TINH NHỆN SÂU RẦY VÀ CÔN TRÙNG GÂY HẠI để ngăn ngừa và xử lý côn trùng gây hại cho cây. Sản phẩm chứa nấm xanh và nấm trắng dưới dạng nang bào tử giúp tiêu diệt và xua đuổi các côn trùng gây hại, bảo vệ an toàn cho cây. 

Bệnh hại:

  • Giai đoạn ra hoa cây thường mắc các bệnh như: thối gốc, phấn trắng, thán thu,… Cần có các biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn sự lây lan nhanh của bệnh hại, tránh làm ảnh hưởng đến năng suất vườn, gây tổn thất cho nông dân.

Phân bón cho dưa lưới

Phân bón hữu cơ vi sinh:

Sử dụng chế phẩm sinh học AMINO – DINH DƯỠNG CAO CẤP BIẾN VÀNG THÀNH XANH để phun cho cây vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Sản phẩm giúp cây trồng hấp thụ cực nhanh thời kỳ ra hoa, đậu quả, nuôi quả, dưỡng quả cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, giúp tăng năng suất chất lượng từ 20 – 25% tiết kiệm phân bón và thuốc BVTV.

GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI

Nuôi trái và tạo ngọt là giai đoạn cuối cùng cho chu kỳ sinh trưởng cuối cùng của cây. Kích thước và chất lượng của trái được quyết định trong giai đoạn này, vì thế chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng cho cây cực kỳ quan trọng ở giai đoạn này.

Tưới nước:

  • Thời kỳ đầu giai đoạn nuôi trái, bà con cần tăng nước để cây tích lũy dinh dưỡng phát triển trái. Sau vài ngày, khi trái đã đạt được cân nặng nhất định, cần phải giảm nước để trái bước vào giai đoạn tạo lưới lần 1.
  • Lượng nước tưới cho cây tùy thuộc vào điều kiện môi trường mỗi ngày. Vẫn phải giữ độ ẩm của đất dao động khoảng 70-80%.
  • Đối với giai đoạn tạo ngọt, muốn trái có màu đẹp và  thơm ngon cần giảm dần lượng nước tưới mỗi ngày để hàm lượng Brix trong trái tăng lên, những vẫn phải duy trì lượng nước ở mức có thể nuôi cây.

Tỉa trái:

  • Sau khi đâu trái khoảng 5-10 ngày có thể tiến hành tỉa trái.
  • Trái được chọn là những trái to tròn, không bị méo mó, da láng, nhiều lông tơ và không bị xây xước.Khi chọn được trái ưng ý, cần tỉa bỏ hết tất cả các chèo và trái, chỉ giữ lại một trái được chọn để trái có chất lượng tốt nhất.

Bấm ngọn:

Khi cây được 25 lá thì cần tiến hành bấm ngọn thân chính để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Treo trái:

Với dưa lưới trồng theo giàn, đến khi trái có trọng lượng nhất định cần phải treo trái lên để tránh tình trạng đứt cuống, tuột dây dưa. Có thể sử dụng các móc treo trái và dây nilon chuyên dụng để treo.

Kiểm soát sâu bệnh trên cây:

Sâu hại:

  • Giai đoạn này cây có thể bị sâu khoang, rầy mềm, bọ trĩ,… tấn công rất nặng. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng vườn, làm giảm chất lượng quả.
  • Sản phẩm chuyên đặc trị ở giai đoạn này cho cây là chế phẩm sinh học CNX.RS – KHẮC TINH NHỆN SÂU RẦY VÀ CÔN TRÙNG GÂY HẠI để phòng ngừa và tiêu diệt một cách triệt để sâu bệnh cho cây.

Bệnh hại:

  • Thối trái là là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối dưa lưới giai đoạn này, có có các bệnh như: chạy dây, héo rũ, thối gốc,..cũng đáng lo ngại cho cây. Cần ngăn chặn và xử lý kịp thời để giảm tổ tổ thất cho vườn.
  • Biện pháp để kiểm soát và khắc phục bệnh là sử dụng chế phẩm sinh học ĐỒNG NANO – BẢO VỆ CÂY TRỒNG KHÔNG LO NẤM KHUẨNDACONIL – DIỆT NẤM BỆNH PHỔ RỘNG với thành phần là nấm đối kháng trừ bệnh phổ rộng, giúp phòng ngừa và diệt trừ nấm bệnh trên cây dưa lưới. Bổ sung thêm vi khuẩn có lợi giúp hình thành lớp màng sinh học bảo vệ cây.

Bón phân cho cây

Thời kỳ này bà con nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cây qua lá giúp cây dễ hấp thụ và hiệu quả cao. Nên sử dụng những sản phẩm sinh học để an toàn cho cây và con người, chế phẩm AMINO – DINH DƯỠNG CAO CẤP BIẾN VÀNG THÀNH XANH là sản phẩm phù hợp nhất cho cây dưa lưới hiện nay. Sản phẩm giúp trái lớn nhanh, to trái, đẹp trái, xóa lem, chống rụng trái , nứt trái , nấm trái.