THIÊN ĐỊCH GIÚP NHÀ NÔNG TIÊU DIỆT SÂU HẠI

Thiên địch là các loài động vật được sử dụng để diệt trừ các sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng một cách tự nhiên. Các loài thiên địch phổ biến là: chuồn chuồnbọ ngựabọ rùacócchim sâu (để diệt côn trùng sâu bọ), rắnmèo, chó (diệt chuột và gặm nhấm). Thiên địch được chia làm 2 nhóm: nhóm bắt mồi, ăn thịt: NhệnBọ cánh cứngBọ xít,… và nhóm kí sinh. Ngày nay, sử dụng thiên địch là một trong những biện pháp sinh học được ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn sản xuất.

Thiên địch có vai trò rất quan trọng trong canh tác hữu cơ cũng như đảm bảo cân bằng sinh thái. Các loài thiên địch giúp nhà nông tiêu diệt sâu bệnh hại cây trồng, đảm bảo an toàn đối với môi trường tự nhiên.

Thiên địch là một phương pháp tiêu diệt sâu bệnh hại thay cho thuốc trừ sâu.Thiên địch mang lại khá nhiều lợi ích trong canh tác hữu cơ. Thế nhưng phương pháp này chưa được phổ biến và triển khai trên diện rộng. Sử dụng thiên địch có tác dụng lâu hơn thuốc trừ sâu. Người dân vẫn quen dùng thuốc diệt ngay, mang lại hiệu quả tức thì. Thiên địch nếu không chăm sóc và bảo vệ đúng cách cũng rất dễ chết. Các giống nuôi trồng hiện nay cũng chưa có. Cần có các giải pháp để sử dụng thiên địch thay cho thuốc trừ sâu một cách hiệu quả. Vừa bảo vệ mùa màng vừa bảo vệ môi trường sinh thái.

CÁC NHÓM THIÊN ĐỊCH:


Nhóm bắt mồi, ăn thịt: Nhện, Bọ cánh cứng, Bọ xít, bọ rùa, bọ ngựa, .

Nhện có ích cho cây trồng

– Các loài nhện ăn thịt, nhện lùn, nhện nhảy, nhện lưới, nhện linh miêu… chúng ăn các loài sâu bọ, rệp, sâu bướm, châu chấu, ruồi giấm. Dù sống trên cạn hay dưới nước, nhện đều rất giỏi trong việc săn mồi là các loài sâu bọ, côn trùng khác. Một con nhện trưởng thành có thể ăn tới 15 con mồi mỗi ngày.

– Chúng thường sinh sống trên cây có múi, cây rau màu và cây lúa,…

– Chính nhờ đặc tính săn mồi giỏi mà nó được mệnh danh là vua săn mồi trên mọi môi trường

Bọ xít thiên địch đối với cây trồng

– Thật ra tên của loại côn trùng này chẳng liên quan đến họ hàng bọ xít mà chúng thuộc chi Nabis. Chúng là một loài săn mồi, bắt hầu hết mọi loài côn trùng nhỏ hơn mình hoặc ăn thịt lẫn nhau khi không có thức ăn khác.

– Bọ xít ăn rầy, sâu bướm, bọ trĩ, côn trùng lá, côn trùng thân mềm, ve, sâu bắp cải. Bọ xít thường sống trên các loài cây như: Thìa là Ba Tư, thìa là, cỏ linh lăng, bạc hà, cúc hoàng anh, cây ăn quả, cây lúa,…

– Bọ xít là loài côn trùng săn mồi giỏi, nhưng chúng cũng có nhược điểm là thường ăn thịt lẫn nhau hoặc ăn các loại thiên địch khác nhỏ hơn mình khi không có mồi săn

Bọ rùa

Bọ rùa là nhóm côn trùng đa dạng, có ích ở cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Thân hình của chúng có hình oval với nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, vàng hoặc kết hợp nhiều chấm đen li ti trên lưng. 

Một số loại bọ rùa có ích như: bọ rùa vàng, bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 chấm, bọ rùa 8 chấm. Chúng và ấu trùng của chúng đều là kẻ thù của các loài côn trùng gây hại như: rầy cám (rầy non), rầy nâu trưởng thành, trứng rầy,… Mỗi con bọ rùa có thể ăn từ 5 – 10 con rầy hoặc một số loại côn trùng khác như: rệp vừng, rệp sáp, rệp sò, bọ trĩ, bọ chét, bọ mạt, ruồi trắng,…

Bọ ngựa

Bọ ngựa là loài thiên địch có ích cho hoạt động canh tác, sản xuất của nhà nông. Chúng chỉ tấn công các loại sâu bọ hại cây và không gây hại cho mùa màng. Thức ăn của chúng thường là những loài côn trùng nhỏ như ấu trùng, ruồi, bướm, ong, gián,… Với những con bọ ngựa lớn hơn thì chúng sẽ tiêu diệt các con mồi lớn hơn.

Bọ ngựa có đặc tính là rất giỏi ngụy trang nên thường khó trông thấy để biết được số lượng của chúng.

Nhóm ký sinh: Ong ký sinh, VSV ký sinh

Các loài ong ký sinh trên các loài sâu non 

– Có thể kể đến các loài ong ký sinh như ong kén nhỏ, ong đen, ong xanh mắt đỏ. Chúng thường đẻ trứng vào trứng hoặc sâu non. Sau đó trứng ong sẽ phát triển, phá hủy vật ký sinh. Một ngày một con ong có thể đẻ được vài chục trứng trên các loài côn trùng gây hại khác.

– Ngoài ra còn có một loài ong ký sinh nữa là ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá. Loài ong này đẻ một trứng vào trứng của sâu cuốn lá. Nhưng một quả trứng ong ban đầu này nhanh chóng phân chia thành nhiều trứng, có thể nở thành hơn 200 con ong con.

– Loài ong ký sinh này phát triển nhanh khi cấy trứng trong cơ thể côn trùng gây hại khác. Chúng là kẻ thù chính của các loài sâu non hại cây trồng.

Ong ký sinh trứng rầy


Là những loài ong  rất nhỏ, sống dưới tán lá lúa, trên đồng ruộng, mắt thường khó phát hiện. Tùy theo loài mà chúng có màu xanh đậm, nâu đỏ, đỏ nhạt, vàng xanh,…
Chúng bay khắp ruộng lúa tìm ổ trứng rầy nâu rồi dùng vòi dẫn trứng đẻ vào trứng rầy nâu, làm cho trứng rầy nâu bị ung không nở được.
Trứng rầy bị ký sinh thường có màu đen, đôi khi hơi đỏ, còn trứng rầy không bị ký sinh có màu trắng.

Nấm Metarhizium


Gây hại rầy, bọ xít, bọ rùa. Bào tử nấm rơi trên cơ thể côn trùng và khi độ ẩm cao kéo dài, bào tử nấm nẩy mầm và mọc trong cơ thể côn trùng.
Nấm phát triển bên trong côn trùng kí chủ và ăn chất bổ của cơ thể côn trùng

Nấm Beauveria (nấm trắng)


Loài nấm trắng gây bệnh cho rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít hại lúa, bọ xít đen.
Nấm hủy hoại các mô mềm và dịch cơ thể của ký chủ và khi chuẩn bị hình thành bào tử phát tán, chúng phát triển ra bên ngoài cơ thể ký chủ.

Và còn rất nhiều loài thiên địch có lợi khác giúp ích cho bà con trong việc sản xuất nông nghiệp, thế nên bà con hãy tạo cho thiên địch một môi trường sinh thái an toàn để chúng phát triển và góp phần nhỏ trong việc tiêu diệt sâu hại.

Thiên địch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái, đặc biệt là góp phần không nhỏ trong việc quản lý dịch hại, bảo vệ mùa màng cho quá trình canh tác nông nghiệp hữu cơ. Với sự phát triển của nền nông nghiệp hữu cơ trong tương lai, thiên địch chắc chắn sẽ là một phần không thể thiếu giúp đảm bảo chất lượng cây trồng, nông sản.