Hạn chế bệnh bị héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua

Bệnh héo xanh vi khuẩn là bệnh phổ biến trên cây cà chua. Bệnh khiến lá cây đang xanh bỗng héo đột ngột, dưới rễ bị sũng nước và có màu nâu, bệnh nặng gây chết cây, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và giá trị kinh tế.

Biểu hiện ban đầu là các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục và chết.

Cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh.  Cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước, chúng ta dễ dàng thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.

Quan sát những cây nhiễm bệnh thường thấy ở phần phía gốc sát mặt đất vỏ thân xù xì đó là triệu chứng đặc trưng của cây cà chua khi bị bệnh héo xanh vi khuẩn.

Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum. Thông thường bệnh này khó có thể xác định được cho đến khi cây trồng chết đi.

Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng, tấn công vào mạch dẫn làm hư bó mạch, khiến cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến cây héo và chế nhanh. Kiểm tra cuống cà chua sẽ thấy bên trong có màu sẫm, chảy nước và bị rỗng.

Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn có thể lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành. Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh héo xanh vi khuẩn rất nhanh.

Việc trừ bệnh này là rất khó đối với nông dân vì nhiều người khi thấy cây bị héo rồi mới tiến hành phun thuốc trừ bệnh trong khi vi khuẩn lại không thể chết bởi thuốc hóa học và lúc cây héo thì đã là giai đoạn cuối của bệnh.

Muốn phòng trừ tốt bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua nói riêng cũng như nhiều cây trồng khác thì biện pháp khả thi nhất là áp dụng tốt kỹ thuật nông học bao gồm:

– Đất trồng cà chua nên luân canh với lúa nước và không trồng liền vụ với các cây họ cà. Không nên làm đất quá nhỏ để trồng cà chua cũng như khi trồng chỉ nên trồng cây sao cho đơn giản (không nên ấn chặt đất hay dúi sâu rễ khi trồng).

Làm được vậy sẽ tăng thêm lượng ô xi lưu thông trong luống đất cũng như tại vị trí bộ rễ cây cà chua. Đồng nghĩa rằng cây ít bị nghẹt rễ và phát triển thuận lợi hơn, vi khuẩn ít tấn công hơn…

– Tuyệt đối không trồng cây trên phân hữu cơ tươi. Nguyên nhân do phân hữu cơ trong quá trình phân hủy tạo môi trường yếm khí sản sinh ra nhiều a xít là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn héo xanh sinh trưởng và phát triển mạnh.

Thực tế cho thấy nếu nông dân có phân chuồng để bón cho cà chua thì tốt nhất nên ủ mục và bón vào rạch giữa 2 hàng cà chua (đánh rạch giữa luống bỏ phân rồi phủ kín đất).

– Mật độ trồng đảm bảo vừa đủ: Với những giống cà chua sinh trưởng bán hữu hạn như hiện nay nông dân các vùng quen trồng thì mật độ thích hợp cho cà chua phát triển thuận lợi và hạn chế sâu bệnh là: Cây cách cây 40 – 45cm, hàng cách hàng 70 – 75cm tương đương khoảng 750 cây/sào.

Ngoài các biện pháp kỹ thuật nông học như trên nông dân cần xử lý kỹ đất trước khi xuống giống để hạn chế tối đa nấm và vi khuẩn có trong đất tấn công vào bộ rễ của cây.

Sản phẩm Nấm rễ ứng dụng công nghệ Nấm Đối Kháng với các tổ hợp nấm có thể di chuyển chủ động trong đất  và sinh khối nhanh tác dụng tiêu diệt hoàn toàn các nấm gây ra bệnh , vàng lá thối rễ, lở cổ rễ, héo rũ , chết cây con. Ngoài ra các tổ hợp nấm này còn có tác dụng cải tạo đất, phân giải các chất hữu cơ và lượng phân bón thuốc BVTV tồn dư trong đất giúp đất tơi xốp và thông thoáng khí giúp cây trồng phát triển tốt tăng năng suất giảm chi phí phân bón thuốc BVTV